Mô hình kinh tế Từ những mô hình sản xuất hiệu quả nuôi sinh sản lươn đồng và nuôi tôm càng xanh toàn đực
Mô hình kinh tế Từ những mô hình sản xuất hiệu quả nuôi sinh sản lươn đồng và nuôi tôm càng xanh toàn đực

Từ những mô hình sản xuất hiệu quả nuôi sinh sản lươn đồng và nuôi tôm càng xanh toàn đực

Ngày đăng 11/10/2015

Từ những mô hình sản xuất hiệu quả nuôi sinh sản lươn đồng và nuôi tôm càng xanh toàn đực

Lươn giống của ông Phan Văn Phương.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực

Đoàn đã đến khảo sát mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực của hộ ông Nguyễn Văn Lâm ở ấp 9, xã An Đức, huyện Ba Tri.

An Đức là một trong những địa phương có phong trào nuôi tôm biển khá mạnh tại huyện. Trước đây, rất nhiều hộ nuôi thành công nhưng thời gian gần đây tôm thường bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, dẫn đến nhiều hộ nuôi bị thua lỗ và treo ao khá nhiều.

Để cải thiện môi trường nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre đã đầu tư hỗ trợ cho nhiều hộ dân trong vùng triển khai nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao tôm biển cũ đã được cải tạo.

Kết quả khảo sát thực tế tại hộ ông Lâm cho thấy, trước đây gia đình ông Lâm nuôi tôm biển cũng khá trúng mùa nhiều năm liền nhưng hiện nay đây là vùng quy hoạch nuôi tôm nước ngọt nên ông Lâm chuyển sang nuôi tôm càng xanh theo sự hỗ trợ của trung tâm.

Ao nuôi trước đây khoảng 1.200m2 nay đã được cải tạo lại với diện tích khoảng 2.000m2 mặt nước.

Ông Lâm quyết định thả nuôi 20 ngàn con tôm càng xanh giống, mật độ thả nuôi khoảng 10 con/m2. Trong đó, giống chương trình hỗ trợ 100% và hỗ trợ toàn bộ khâu kỹ thuật nuôi. Sau hơn 3 tháng nuôi, tôm phát triển khá tốt với tỷ lệ sống đạt khoảng 80%.

Ông Lâm cho biết: “Tại An Hiệp, thương lái mua tôm càng xanh với giá từ 220 - 240 ngàn đồng/kg (loại tôm 20 con/kg), ao tôm của tôi sẽ có lãi khấm khá.

Tuy không bằng tôm sú, tôm thẻ chân trắng như nhiều năm trước đây nhưng ổn định, ít rủi ro. Vì từ đầu vụ nuôi đến nay, tôm rất khỏe mạnh, ít bị bệnh như tôm biển”.

Nuôi sinh sản lươn đồng

Đoàn khảo sát tiếp tục đến mô hình nuôi lươn đồng của ông Phan Văn Phương ở xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri. Năm 2013, ông Phương tham gia lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng tại Vĩnh Long, do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì. Sau đó, ông phối hợp triển khai đầu tư xây dựng trại sản xuất lươn giống với quy mô nông hộ.

Đầu năm 2014, cơ sở sản xuất lươn giống Phương Thành ra đời và đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất lươn giống, đã sản xuất thành công 100 ngàn con cung cấp cho nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Về quy trình kỹ thuật, ông Phương cho biết: “Cơ sở sản xuất giống của tôi nằm sát khu vực ao đầm lớn, có nguồn nước dồi dào, chất lượng nước không bị nhiễm phèn, mặn. Địa điểm nuôi có mặt bằng rộng khoảng 5.000m2, thoáng mát, có ao cấp và xử lý nước. Diện tích ao cấp từ 1.000 - 2.000m2.

Tôi đã đầu tư khoảng 750 triệu đồng để xây dựng trại giống với công suất ban đầu khoảng 100 ngàn con/năm.

Mùa vụ sản xuất và thời gian nuôi vỗ lươn bố mẹ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nuôi vỗ tái thành thục từ tháng 6 - 9 hàng năm. Thời gian cho lươn đẻ từ tháng 3 - 11 hàng năm, trong đó mùa vụ chính từ tháng 3 - 6.

Tiêu chuẩn để chọn lươn bố mẹ có nguồn gốc từ lươn nuôi, được tuyển chọn kỹ, đảm bảo khỏe mạnh, không bị xay xát và dị tật. Kích cỡ lươn bố mẹ dài > 50cm, lươn mẹ 25 - 40cm. Bể nuôi lươn bố mẹ là bể nilon hoặc xi-măng, cấp thoát nước dễ dàng, có mô đất.

Mật độ nuôi vỗ lươn bố mẹ 20 con/m2, tỷ lệ đực cái là 1:1.

Thức ăn cho lươn bố mẹ là thức ăn hỗn hợp tự chế biến có hàm lượng đạm không thấp hơn 30%.

Cho lươn ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều tối. Thức ăn được đặt vào sàn ăn bằng tre, gồm nhiều thanh xếp lại tạo nên những khe nhỏ đặt sát mặt nước để dễ quan sát lượng thức ăn đã sử dụng.

Có thể thay thế sàn ăn bằng sàn ăn đặt chìm trong nước.

Quá trình nuôi vỗ béo gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn I: lươn bố mẹ được cung cấp đầy đủ thức ăn, khẩu phần 3 - 5%, cho ăn thỏa mãn.

Cho ăn hàng ngày vào buổi tối, thời gian khoảng 1 tháng rưỡi. Giai đoạn II: kiểm tra thấy lươn có buồng trứng giai đoạn III thì bắt đầu nuôi vỗ thành thục. Giai đoạn này lượng thức ăn giảm bớt, còn khoảng 60 - 70% so với giai đoạn I.

Trước khi chuyển sang giai đoạn nuôi sinh sản thì ngưng cho lươn ăn khoảng 5 ngày.

Nuôi sinh sản lươn đồng: bể nuôi sinh sản là bể nilon. Lươn bố mẹ tuyển chọn từ lươn nuôi vỗ những cá thể khỏe mạnh, đạt kích cỡ: lươn bố > 55cm, lươn mẹ 25 - 40cm. Mật độ sinh sản là 10 con/m2.

Có thể tiếp tục cho lươn từ các bể nuôi vỗ sang nuôi sinh sản mà không phải chuyển bể. Ở giai đoạn nuôi sinh sản cho lươn ăn 1 lần/tuần, sử dụng thức ăn chế biến với khẩu phần thức ăn 2 - 3% khối lượng thân.

Theo dõi hoạt động đẻ trứng của lươn, thu trứng và chuyển sang bể ấp có sục khí. Sau khi lươn nở và hết noãn hoàng, cho lươn bột ăn thức ăn là động vật phù du, trùn chỉ hoặc thức ăn chế biến.

Kỹ thuật ương giống từ lươn bột lên lươn giống: bể ương là bể nilon, cấp thoát nước dễ dàng. Trong bể, thả lục bình hoặc dây nilon làm nơi trú ẩn cho lươn. Mức nước trong bể duy trì ở mức 25 - 30cm.

Mật độ giống 1.000 con/m2. Thức ăn là phù du, trùn chỉ, thức ăn chế biến.

Cho lươn ăn 2 - 3 lần/ngày, khẩu phần cho ăn 6 - 8% khối lượng thân.

Thời gian ương giống từ 2 - 3 tháng. Trong quá trình ương, định kỳ 15 ngày/lần thì tiến hành phân cỡ lươn và bố trí vào các bể ương đồng kích cỡ.

Về hiệu quả mô hình, ông Nguyễn Văn Buội cho biết:

Cơ sở Phương Thành đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất giống lươn đồng đầu tiên tại Bến Tre và đã tạo ra sản phẩm với số lượng lớn. Hiện Sở NN&PTNT đang tiếp tục theo dõi để có kế hoạch hỗ trợ nhân rộng trong tỉnh với mô hình này

. Đây là mô hình mới tại Bến Tre, chủ cơ sở cũng đang gởi dự thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh năm 2015.


Tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm rừng Tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật… Khẳng định mũi nhọn kinh tế thuỷ sản Khẳng định mũi nhọn kinh tế thuỷ sản