Cá rô phi Vaccine niêm mạc - Triển vọng mới cho nghề nuôi cá rô phi

Vaccine niêm mạc - Triển vọng mới cho nghề nuôi cá rô phi

Tác giả Nguyễn Hà, ngày đăng 10/01/2020

Vaccine niêm mạc - Triển vọng mới cho nghề nuôi cá rô phi

Hiện nay, người nuôi cá rô phi đang phải đối mặt với dịch bệnh do virus và vi khuẩn gây ra; nhiều giải pháp đã được áp dụng trong đó có việc ứng dụng vaccine. Nghiên cứu thử nghiệm mới đây về vaccine niêm mạc cho cá rô phi mở ra một triển vọng mới trong việc phòng trừ dịch bệnh một cách hiệu quả hơn.

Vaccine niêm mạc cho cá rô phi

Ưu điểm của vaccine

Vaccine đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Bắc Âu, Chilê, Canada, Mỹ, Nhật để phòng bệnh cho cá hồi, vaccine phòng bệnh cho cá da trơn ở Mỹ, phòng bệnh cho cá rô phi ở châu Âu, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Đức… Khi dịch bệnh xảy ra, người nuôi thường sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho cá và hóa chất để xử lý môi trường; đây là những mối nguy về tồn dư hóa chất và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm gây mất ATTP còn việc sử dụng vaccine giúp phòng bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí thức ăn, nâng cao năng suất và sản lượng, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và sản xuất bền vững; tránh tồn dư hóa chất trong sản phẩm thủy sản thương phẩm.

Cá rô phi hiện thường mắc một số dịch bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam là nước thuộc diện có nguy cơ rất cao đối với loại dịch bệnh mới gây ra trên cá rô phi do virus Tilapia lake. Ở Đông Nam Á, một số tác nhân gây bệnh chính trên cá rô phi hiện nay là Streptococcus agalactiae, Steptococcus iniae, Aeromonas sp. (A. hydrophila và A. veronii), Edwardsiella spp., (E. tarda và E. ictaluri), Iridovirus và Francisella noatunesis subsp. orientalis (Fno). Tuy nhiên, hiện có rất ít vaccine hiệu quả dành cho cá rô phi và chủ yếu được dùng bằng cách tiêm. Hiện nay, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các nhà khoa học từ Anh, Thái Lan triển khai dự án hợp tác quốc tế “Tối ưu hóa vaccine niêm mạc để phòng bệnh vi khuẩn trên cá rô phi (Oreochromis niloticus)”. Dự án này nhằm tối ưu hóa một loại vaccine đơn hiện có để phòng bệnh do Francisella noatunensis sub sp. orientalis (Fno) gây ra trên cá rô phi, làm mô hình thí điểm để thể hiện ưu điểm của việc sử dụng vaccine niêm mạc cho cá rô phi. Công nghệ này có tiềm năng được mở rộng để phát triển vaccine phòng ngừa các mầm bệnh vi khuẩn khác của cá.

Vaccine niêm mạc cho cá được sử dụng bằng cách ngâm hoặc phối trộn với thức ăn; do đó sử dụng được cho số lượng cá lớn, cá con, ít gây stress cho cá, ít tác dụng phụ và không gây nguy cơ nhiễm trùng qua vết tiêm như sử dụng vaccine bằng phương pháp tiêm. Bên cạnh đó, phương pháp này dễ sử dụng, không cần đến các máy móc đắt tiền, do đó phù hợp với người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vaccine nói chung và vaccine niêm mạc nói riêng cũng gặp những khó khăn nhất định; như: Ngày càng có nhiều bệnh mới xuất hiện, do đó cần xác định tác nhân gây bệnh mới để có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời. Khi sức đề kháng của cá giảm có thể lây nhiễm, đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng khả năng đáp ứng miễn dịch của cá với vaccine, do đó chỉ nên sử dụng trên cá khỏe mạnh để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất của vaccine. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn, cần hợp tác trong nghiên cứu và trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu giữa nhà khoa học các nước và sự phối hợp của các doanh nghiệp trong nghiên cứu vaccine thủy sản. Ngoài ra, cũng cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đối với lợi tích của việc sử dụng vaccine trong NTTS.


Cá rô phi giàu dinh dưỡng hơn nhờ Selen hữu cơ Cá rô phi giàu dinh dưỡng hơn nhờ… Hệ thống biofloc tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi Hệ thống biofloc tích hợp tôm thẻ chân…