Tôm thẻ chân trắng Vi khuẩn Bacillus có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS và giúp nâng cao năng suất tôm

Vi khuẩn Bacillus có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS và giúp nâng cao năng suất tôm

Ngày đăng 14/08/2015

Vi khuẩn Bacillus có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS và giúp nâng cao năng suất tôm

Chế phẩm sinh học chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus được sử dụng bắt đầu từ giai đoạn nauplii đến giao đoạn postlarvae (PL) 3 giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm một cách đáng kể so với đối chứng. Tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học này ương tôm cho đến giai đoạn PL15, giúp năng suất tôm post gia tăng đáng kể và tôm post khi thu hoạch có kích cỡ lớn hơn so với đối chứng.

Dịch bệnh EMS/AHPND đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp nuôi tôm ở các nước Châu Á và Mexico. Một số báo cáo cho rằng sự bùng phát mầm bệnh này có liên quan đến tôm bố mẹ, ví dụ như cho tôm bố mẹ ăn giun nhiều tơ mang mầm bệnh EMS, từ đó lan truyền sang tôm post và ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống.

Đầu tư vào việc sản xuất con giống tốt là một cách tiếp cận cần thiết để mang lại thành công cho nghề nuôi tôm bên cạnh các vấn đề khác như an toàn sinh học, thả nuôi tôm giống có chất lượng cao, kiểm soát dinh dưỡng/lượng thức ăn trong ao nuôi, bùn đáy ao, chất lượng nước và quần thể vi sinh vật tồn tại trong ao nuôi.

Hình 1: Tỷ lệ sống của tôm post vào cuối chu kỳ ương ở giai đoạn 1

Xử lý bệnh EMS

Ở Mexico, Công ty INVE Aquaculture đã thử nghiệm đánh giá hoạt động của chất diệt khuẩn và chế phẩm sinh học có chứa các dòng vi khuẩn Bacillus có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh EMS là Vibrio parahaemolyticus. Các dòng vi khuẩn Bacillus này được phân lập bởi nhóm nghiên cứu của TS. Bruno Gomez-Gill tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thực phẩm (Centro de Investigación en Aliment-ación y Desarrollo). Điều đặc biệt là có một trong những chế phẩm sinh học đó có khả năng ức chế sự phát triển của 10 dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Các chủng vi khuẩn Bacillus được chọn lựa có khả năng ức chế các mầm bệnh, kích thích khả năng trao đổi chất trong ruột tôm, phân hủy các chất thải hữu cơ trong nước và nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.

Việc ương nuôi tôm post đến kích thước lớn hơn trước khi thả nuôi trong ao nuôi thương phẩm được khuyến cáo kể từ khi dịch bệnh EMS bùng phát. Phương pháp này không giúp giải quyết vấn đề bùng phát của bệnh EMS/AHPND. Tuy nhiên, đây là một cách tiếp cận có tính an toàn sinh học cao, hiệu quả trong việc quản lý thức ăn, môi trường nước và giúp nâng cao chất lượng tôm giống trước khi thả ra nuôi rộng rãi trong ao thương phẩm. Việc ương vèo tôm giống đến kích thước lớn hơn trước khi thả nuôi có thể thực hiện trong ao đất hay hệ thống tuần hoàn raceway, giúp kiểm soát tốt hơn và ổn định hơn các điều kiện nuôi, rút ngắn chu kỳ nuôi tôm thương phẩm và có thể nuôi được nhiều vụ trong một năm.

Hình 2: Tổng số lượng tôm post thu hoạch vào cuối chu kỳ ương giai đoạn 2.

Bố trí thí nghiệm

Vào đầu năm 2014, một thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus lên vi khuẩn gây bệnh EMS ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống được thực hiện ở trại sản xuất giống thương mại có tên là Fitmar ở bang Sinaloa, Mexico. Sản lượng tôm post tại đây đã gia tăng từ 615 triệu post năm 2010 lên 1.6 tỷ post trong năm 2013.

Ấu trùng tôm được ương nuôi theo hai giai đoạn (hai pha) được thực hiện trong trại sản xuất giống xây dựng từ năm 2009. Giai đoạn thứ nhất, ấu trùng tôm nauplii 5 (N5) từ cùng một con tôm mẹ được thả ương nuôi trong hai bể đối chứng và hai bể có sử dụng chế phẩm sinh học có chứa hỗn hợp Bacillus với mật độ 6 triệu con N5/bể 30 m3. Sau 11 ngày, tôm PL3 hay PL6 được chuyển sang 2 hệ thống raceway 60 m3 để ương lên tới PL15.

Trại giống Fimar sử dụng rất ít nước. Ở giai đoạn ương thứ nhất, các bể được bơm khoảng 50% nước sau đó thêm nước có chứa tảo đến khi đầy bể. Ở giai đoạn hai, hệ thống raceway được bơm đầy nước ngay từ đầu, và không thay nước trong suốt chu kỳ ương.

Hình 3: Trọng lượng tôm post thu hoạch từ hệ thống raceway và hệ thống đối chứng vào cuối chu kỳ ương giai đoạn 2.

Nhằm nâng cao hệ miễn dịch của ấu trùng tôm, các thức ăn chứa dinh dưỡng bổ sung được cho tôm ăn trong suốt quá trình ương ở cả hai giai đoạn. Chế phẩm sinh học thương mại (bán ngoài thị trường) được dùng trong các bể và hệ thống raceway của nghiệm thức đối chứng. CPSH chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus được dùng cho hệ thống bể và raceway ở nghiệm thức còn lại. CPSH chứa hỗn hợp vi khuẩn Bacillus được sử dụng ngay sau khi thả nuôi nauplii vào bể ở giai đoạn ương đầu tiên và sau khi thả tôm post vào hệ thống raceway ở giai đoạn thứ hai với mật độ 5 x 10^5 CFU/mL.

Kết quả

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học có chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ sống của tôm. Ở giai đoạn ương nuôi đầu tiên, tỷ lệ sống của tôm gia tăng từ 32% lên 36% (Hình 1). Vào cuối chu kỳ ương của giai đoạn thứ hai, việc gia tăng tỷ lệ sống của tôm dẫn đến gia tăng tổng số tôm có thể thu hoạch (39%) ở nghiệm thức sử dụng hỗn hợp vi khuẩn Bacillus so với đối chứng (Hình 2). Ngoài ra, ở nghiệm thức sử dụng hỗn hợp vi khuẩn Bacillus trọng lượng tôm post khi thu hoạch cũng lớn hơn 10% so với đối chứng (Hình 3).

Quan điểm

Nghiên cứu này cho thấy lợi ích của việc ứng dụng chế phẩm sinh học có chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus trong việc chống lại mầm bệnh vi khuẩn Vibrio trong cả hai giai đoạn ương nuôi tôm giống. Mặc dù các số liệu về vi sinh vật trong suốt quá trình thí nghiệm không được thu thập có liên quan đến hiệu quả của chế phẩm sinh học này như: mật số vi khuẩn trong đường ruột tôm, sự ức chế hoặc cạnh tranh với vi khuẩn Vibrio dẫn đến giảm sự phát triển của các mầm bệnh tiềm năng này trong hệ thống và khả năng nâng cao hệ miễn dịch của tôm chống lại mầm bệnh.

Tags: vi khuan Bacillus, vi khuan gay benh EMS, nang cao nang suat tom, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh tôm càng xanh khó lột vỏ Phòng trị bệnh tôm càng xanh khó lột… Hội chứng tôm chết sớm đang làm thay đổi cách nuôi trồng Hội chứng tôm chết sớm đang làm thay…