Mô hình kinh tế Vì Một Nền Sản Xuất Xanh Bền Vững

Vì Một Nền Sản Xuất Xanh Bền Vững

Ngày đăng 10/11/2014

Vì Một Nền Sản Xuất Xanh Bền Vững

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - MDEC 2014, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị Hướng tới một nền sản xuất xanh bền vững.

Tham dự hội nghị có PSG – TS Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Phi Hổ. Về phía tỉnh Đồng Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Châu Hồng Phúc đến dự.

ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của cả nước. Hàng năm, khu vực này sản xuất gần 25 triệu tấn lúa, hơn 3 triệu tấn thủy sản và khoảng 3 triệu tấn trái cây. Những con số trên cho thấy tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.

Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức mà một trong những nguy cơ đó là vấn đề lạm dụng tài nguyên cho tăng trưởng, công nghệ đáp ứng cho nông nghiệp còn lạc hậu nên gây ô nhiễm ở mức độ cao, tỉ lệ nguyên liệu, vật tư, năng lượng sử dụng cho tăng trưởng còn quá cao... Từ đó, dẫn đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và sự tăng trưởng bền vững của nền nông nghiệp cả vùng.

Các ý kiến tham luận tại hội nghị đều cho rằng: Tăng trưởng xanh phải là tăng trưởng do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần giải quyết yêu cầu tăng trưởng hợp lý với giảm nghèo bền vững...

Các đại biểu cùng đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh, bền vững như: xây dựng khung pháp lý cho các dự án biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, tăng cường dịch vụ tài chính khí hậu, học tập kinh nghiệm từ các tổ chức, hiệp hội sản xuất xanh của các nước châu Âu, lấy nông nghiệp và du lịch nông nghiệp xanh làm khâu đột phá, quản lý chặt chẽ công nghệ, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu và tình trạng nước biển dâng...

Với ĐBSCL, kinh tế xanh sẽ mang lại các lợi ích thiết thực trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc triển khai các công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, thân thiện với môi trường, gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.


Giải Quyết Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Bằng Chế Phẩm Sinh Học Weviro Giải Quyết Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn… Nông Nghiệp Việt Nam Thị Trường Nội Địa Vẫn Đang Là Vô Tận Nông Nghiệp Việt Nam Thị Trường Nội Địa…