Mô hình kinh tế Xây dựng nông thôn mới minh bạch mọi vấn đề với dân

Xây dựng nông thôn mới minh bạch mọi vấn đề với dân

Ngày đăng 23/09/2015

Xây dựng nông thôn mới minh bạch mọi vấn đề với dân

Với diện tích tự nhiên 5.000ha rừng và khoảng 5,5km chiều dài bờ biển. Từ khi thành lập, người dân nơi đây chỉ có nghề đốt rừng lấy than và làm rẫy, vì vậy xã Bưng Riềng được liệt vào diện đặc biệt khó khăn, thường xuyên phải nhận hỗ trợ từ các ngành, các cấp.

Tất cả các con đường tại xã Bưng Riềng đều được trải nhựa khang trang.

Năm 1990, xã có gần 1.000 hộ dân, diện tích đất sản xuất khoảng 2.000ha. Trong đó điều già cỗi trên 1.000ha, giá hạt điều không ổn định, mỗi ha cũng chỉ thu từ 15-20 triệu đồng/năm, nên người dân nghèo mãi. Trước tình trạng này, lãnh đạo xã trực tiếp đi đến các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai để học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi cây trồng.

“Chúng tôi đã thuyết phục bà con rất nhiều để chuyển đổi cây trồng từ cây điều sang tiêu, cao su, thanh long. Sau vài năm thử nghiệm nhiều hộ giàu lên. Từ đó chúng tôi bắt đầu đẩy mạnh việc vận động trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2005, xã hoàn toàn thoát nghèo”, ông Nguyễn Kim Hải- Chủ tịch UBND xã Bưng Riềng kể.

Từ 30ha cao su ban đầu, đến năm 2007 diện tích cao su tiểu điền của xã đã tăng lên hơn 300ha, diện tích cây thanh long cũng tăng trên 150ha. Còn hồ tiêu từ 15ha, đến nay người dân đã trồng trên 60ha. Tổng giá trị sản xuất nông–lâm–ngư nghiệp mỗi năm của xã đạt trên 36 tỷ đồng, năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập bình quân trên 18 triệu đồng/người/năm.

Với việc thoát nghèo ngoạn mục, năm 2010, Bưng Riềng là 1 trong 6 xã được tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu chọn thí điểm xây dựng NTM. “Đảng ủy xã xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng. Vì vậy khi triển khai thực hiện các mô hình, chúng tôi đều đưa ra để dân bàn bạc công khai từ thiết kế đến thu chi và để dân quyết định nên người dân đồng thuận cao”– ông Hải cho biết. 

Chính vì minh bạch trước dân nên khi thực hiện tiêu chí đường giao thông, nhiều người dân xã Bưng Riềng nhận thấy cái lợi nên tự nguyện hiến đất. Như ông Nguyễn Ngọc Điểm, ông Nguyễn Văn Cẩm ở ấp 1 đã tháo dỡ cổng, hàng rào vật kiến trúc trị giá 200 triệu đồng/hộ để mở đường nông thôn.

“Bằng nỗ lực nội tại, cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đến cuối năm 2014 xã Bưng Riềng hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã NTM trước thời hạn”- ông Hải phấn khởi nói.

Sau khi xây dựng NTM, thu nhập bình quân của người dân xã Bưng Riềng từ 18 triệu đồng/người/năm (trước 2010) đã tăng lên 32 triệu đồng/người/năm hiện nay. Toàn xã chỉ còn 9 hộ nghèo theo tiêu chí của Chính phủ. Nếu mua ôtô làm phương tiện đi lại thì nửa số dân của xã dư sức mua.


Ngóng nước lũ về để kiếm sống Ngóng nước lũ về để kiếm sống Giống lúa SV 181 tiềm năng trên mọi vùng đất Giống lúa SV 181 tiềm năng trên mọi…