Xuất khẩu gạo có khả năng đạt 6,8 triệu tấn
Con số này cao hơn so với số dự báo trước đây của Trung tâm công bố ở mức 6,02 triệu tấn.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm trong 10 tháng so với cùng kỳ và chỉ tăng so với cùng kỳ vào tháng 11 năm 2015.
Nguyên nhân chính là do diễn biến thị trường bắt đầu thay đổi theo hướng có lợi từ tháng 10, khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với Philippines (450.000 tấn) và Indonesia (1 triệu tấn).
Thời hạn hợp đồng kéo dài từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016.
Hai hợp đồng này đã góp phần làm cho khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 và tháng 11 tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó.
Khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng ước đạt 6,24 triệu tấn với 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng của năm 2015 với 34,49% thị phần.
Trong 10 tháng, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là Malaysia (2,24%), vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,7% thị phần.
Thị trường Gana đứng vị trí thứ 4 với mức tăng trên 9%.
Tiếp theo là thị trường Bờ Biển Ngà (tăng 39%) và Indonesia (tăng 3,65%).
Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam có sự giảm đột biến như Hồng Kông giảm 37%, Philippines (33%), Singapore (gần 35%) và Hoa Kỳ (26%).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ