Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 dự kiến đạt 40 tỉ USD
Dự kiến năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 40 tỉ USD. Tính riêng trong quí IV, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên 10 tỉ USD.
Tại buổi họp báo thường kì diễn ra sáng ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết dự kiến những tháng cuối năm tình hình tiêu thụ nông sản, đặc biệt là xuất khẩu sẽ tốt hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Dự kiến năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 40 tỉ USD. Tính riêng trong quí IV, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên 10 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 30 tỉ USD, tăng 1,6% so với cùng kì năm 2019.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết 9 tháng đầu năm, mặc dù còn nhiều các mặt hàng xuất khẩu giảm nhưng gạo, rau, sắn, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ,.. vẫn duy trì giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kì.
Hiện đã có 8 nhóm, mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD và 6 nhóm, mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỉ USD (cà phê 2,2 tỉ USD, gạo 2,5 tỉ USD, hạt điều đạt 2,3 tỉ USD, rau quả đạt 2,5 tỉ USD, tôm 2,75 tỉ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỉ USD).
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết hiện Việt Nam có 5 nhóm mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD và đây là lợi thế của Việt Nam.
"Đối với gạo, chúng ta đã có hẳn một chiến lược. Trong thời gian tới sẽ tập trung nhiều vào chất lượng thay vì số lượng bởi một số thị trường lớn như EU ăn ít gạo nhưng ăn gạo có chất lượng cao", ông Toản cho biết
Hạt điều và cà phê mặc dù chưa hết chu kì giảm nhưng qua diễn biến của dịch COVID-19 vừa qua chứng tỏ ngay cả những khu vực chịu đựng tác động của dịch COVID-19 lớn nhất như Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Đức nhưng nhu cầu cà phê vẫn rất tốt.
Đối với mặt hàng tôm, Việt Nam đã làm tốt truy suất nguồn gốc và có đòn bẩy từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt EVFTA.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết từ nay đến cuối năm ngành nông nghiệp sẽ kịp thời thông tin, cảnh báo các quy định mới của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Tiếp tục theo dõi, báo cáo thường xuyên biến động giá cả, tình hình cung cầu một số mặt hàng nông sản thiết yếu, kịp thời có những giải pháp cân đối cung cầu, tránh để xảy ra tình trạng bất thường về giá.
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm.
Kịp thời thông tin, cảnh báo các quy định mới của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc; truyền thông mạnh mẽ các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại nổi bật của ngành, các sự kiện về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ