Thống kê nông sản Xuất khẩu rau quả năm 2020 sang các thị trường giảm 12,7%

Xuất khẩu rau quả năm 2020 sang các thị trường giảm 12,7%

Tác giả Thủy Chung, ngày đăng 03/02/2021

Xuất khẩu rau quả năm 2020 sang các thị trường giảm 12,7%

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả năm 2020 của cả nước đạt gần 3,27 tỷ USD, giảm 12,7% so với năm 2019.

Riêng tháng 12/2020 xuất khẩu rau quả đạt 274,41 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng 11/2020 nhưng giảm 17,9% so với tháng 12/2019.

Trung Quốc luôn là thị trường chủ đạo của rau quả xuất khẩu Việt Nam, chiếm 56,3% trong tổng kim ngạch, đạt gần 1,84 tỷ USD, giảm 25,7% so với năm 2019. Tiếp sau đó là thị trường Đông Nam Á đạt 288,26 triệu USD, chiếm 8,8%, tăng 27,3%. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 168,82 triệu USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ, chiếm 5,2%.

Đáng chú ý, mặc dù trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng năm 2020 đều đã tăng trưởng khá. Điều này khẳng định chất lượng hàng rau quả của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu cao tại các thị trường này. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Australia tăng rất mạnh đạt 64,33 triệu USD, tăng 43,99% so với năm 2019. Đây được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn đối với ngành hàng rau quả. Việt Nam và Australia là đối tác thương mại thông qua Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ASEAN - Newzeland (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ cuối năm 2018. Nhờ các hiệp định này, phần lớn hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% và nhiều điều kiện thuận lợi khác.

Bên cạnh đó, trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tới thị trường Thái Lan vẫn tăng mạnh, đạt 157,16 triệu USD, tăng 109,7% so với năm 2019. Thái Lan đang ngày càng siết chặt các tiêu chí đối với sản phẩm nhập khẩu. Mới đây, Thái Lan đã ban hành tiêu chuẩn mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu. Tới nay, Thái Lan chỉ mới chính thức cấp giấy phép cho bốn loại trái cây của Việt Nam vào thị trường này là thanh long ruột đỏ và ruột trắng, xoài, nhãn, vải.

Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả năm 2021 của Việt Nam được kỳ vọng sẽ khả quan hơn nhờ các Hiệp định Thương mại tự do đã có hiệu lực. Việc khai trương Cổng thông tin về FTA sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt nhanh nhất, hiệu quả nhất những lợi ích từ các FTA Việt Nam đang tham gia.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả trong năm 2021, doanh nghiệp xuất khẩu nên tăng cường đầu tư vào sản phẩm chế biến, bảo quản hàng rau quả đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, thiên tai dự báo vẫn diễn biến phức tạp trong năm 2021.


Thị trường lúa gạo ngày 2/2: Giá ổn định Thị trường lúa gạo ngày 2/2: Giá ổn… Năm 2021, ngành lúa gạo mang nhiều kỳ vọng tăng trưởng Năm 2021, ngành lúa gạo mang nhiều kỳ…