Nuôi gà 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 3

25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 3

Tác giả BSTY. Trần Thị Thủy, ngày đăng 26/02/2018

11/ Bệnh cúm gia cầm

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà sốt cao, uống nhiều nước.

Mào thâm tím, tụt mào hoặc xoăn lại.

Viêm sưng phù đầu mặt, gà khó thở, há mỏ để thở.

Tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu.

Đặc điểm nhận dạng nhanh nhất: chân gà bị xuất huyết rất rõ

b/ Điều trị:

Tiêu hủy toàn đàn khi phát hiện bệnh

Phòng bệnh là biện pháp duy nhất hạn chế dịch bệnh xảy ra

12/ Bệnh ILT _ viêm thanh khí quản truyền nhiễm

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà lắc đầu hắt hơi, khó thở, ngáp, vươn cổ lên để thở.

Chảy nước mắt nước mũi, có máu ở mỏ, trên tường và nền chuồng.

Lông xơ xác.

b/ Điều trị:

Phải thực hiện 2 việc đồng thời:- Uống hoặc nhỏ trực tiếp ngay lập tức vacxin ILT- Laringo vào đàn gà bệnh.

Sau 10 ngày cho uống nhắc lại lần 2.

Cho uống theo 1 trong 2 phác đồ:

Phác đồ 1: 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin pha chúng vào 1l nước cho gà uống cả ngày, uống liên tục 4-5 ngày là khỏi.

Phác đồ 2: Lấy 1g CCRD.Năm Thái kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit pha chung 1l nước cho gà uống cả ngày, uống 4-5 ngày là khỏi.

Bổ sung chất điện giải, thuốc bổ và chống xuất huyết.

13/ Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm_IB

a/ Đặc điểm bệnh:

Gặp nhiều ở gà trên 1 tháng tuổi: sốt, ủ rũ, xù lông, giảm ăn, chảy nước mắt nước mũi.

Gà đẻ giảm sản lượng và chất lượng quả trứng, số lượng trứng dị hình tăng

b/ Điều trị:

Bệnh do virus gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Đầu tiên phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn máng uống và môi trường xung quanh.

Dùng thuốc trợ sức trợ lực, điện giải.

Cung cấp năng lượng. sau 2 ngày sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh kế phát ở đường hô hấp.

14/ Bệnh Gumboro _viêm túi huyệt truyền nhiễm

a/ Đặc điểm bệnh:

Túi huyệt (sau hậu môn) sưng to, cơ vùng hậu môn co bóp mạnh, giống như gà muốn đi ỉa nhưng không được.

Phân gà trắng loãng, sau đó chuyển sang màu vàng trắng, xanh vàng đôi khi lẫn máu.

Sau 6-8h gà xơ xác, xù lông run rẩy.

b/ Điều trị:

Bệnh do virus gây ra do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp sau đây nếu thực hiện tốt sẽ hạn chế tỷ lệ chết ở mức thấp nhất:

– Cung cấp qua nước uống đầy đủ chất điện giải và vitamin bằng cách sử dụng một trong các sản phẩm của Anova như: NOVA-ELECTROVIT hoặc NOVA

– AMINOLYTES kế hợp với NOVA-C PLUS dùng liên tục trong 5 ngày

– Hòa 25-50g đường Glucose vào nước cho uống; kết hợp sử dụng Anti- gum cho uống liên tục trong 5 ngày. Đồng thời tiêm kháng thể Gumboro theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Lưu ý: Không nên sử dụng kháng sinh trong thời gian đàn gà mắc bệnh

15/ Bệnh Newcastle _gà rù

a/ Đặc điểm bệnh:

Kém ăn bỏ ăn, lông xù, sã cánh ỉa chảy phân xanh, phân vàng, mào thâm.

Chảy nước mắt nước mũi.

Diều càng phồng nước và thức ăn, khi dốc ngược gà xuống dưới thấy có nước chảy ra.

b/ Điều trị:

Khi cá thể gà đầu tiên có dấu hiệu mắc bệnh nhanh chóng đưa vaccin Lasota vào cho toàn đàn gà kể cả đàn gà vừa mới được làm vaccin.

Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh.

Bổ sung thuốc bổ và chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho con vật.

Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát.

Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh thì cho con vật uống thuốc giải độc gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

*Khuyến cáo: Bà con không nên tự chuẩn đoán bệnh, tự sử dụng thuốc Thú Y cho gà nếu chưa chắc chắn về bệnh của gà. Để nhận biết và chuẩn đoán bệnh chính xác, Bà còn cần liên hệ với Bác sỹ Thú Y tại địa phương hoặc cơ quan chuyên môn để được trợ giúp khi gặp rủi ro trong chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

25-can-benh-pho-bien-cua-ga-cach-nhan-biet-phong-va-dieu-tri-phan-4 25 căn bệnh phổ biến… 25-can-benh-pho-bien-cua-ga-cach-nhan-biet-phong-va-dieu-tri-phan-2 25 căn bệnh phổ biến…