Tôm thẻ chân trắng 6 cách giúp tôm cá sống sót qua rét đậm rét hại

6 cách giúp tôm cá sống sót qua rét đậm rét hại

Tác giả Minh Quân, ngày đăng 22/02/2021

Để tránh ảnh hưởng do thời tiết rét đậm, rét hại, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện 7 biện pháp chăm sóc, quản lý, chống rét cho tôm cá các đối tượng thủy sản nuôi qua đông.

1. Về ao nuôi, người dân nên thiết kế mái che phủ toàn bộ diện tích nuôi bằng bạt ni - lông để tránh gió lùa, giúp điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn và phòng được bệnh đốm trắng trên tôm trong giai đoạn chuyển mùa ở vụ đông.

2. Thả bèo tây che phủ khoảng 2/3 diện tích mặt ao để chắn gió, kết hợp dùng sọt nén rơm dìm xuống góc ao làm chỗ trú ẩn cho cá.

3. Nâng cao mực nước trong ao từ 1,5 - 2m để duy trì nhiệt độ nước ổn định. 

4. Tùy vào nhiệt độ môi trường và giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi cần điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, bổ sung độ đạm tối thiểu 28%, vitamin C, B-Complex vào thức ăn để tăng sức đề kháng, thời gian cho cá ăn từ 9 - 10 giờ hoặc 14 giờ hàng ngày.

5. Đối với cá lồng nuôi trên sông, khi rét đậm, rét hại xảy ra nên di chuyển lồng bè đến các eo, ngách kín gió, hoặc neo hạ lồng xuống sâu hơn.

6. Thường xuyên treo các túi vôi xung quanh lồng để khử trùng nước và hạn chế dịch bệnh.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình), hiện nay toàn tỉnh Thái Bình có gần 60ha diện tích nuôi tôm thẻ qua đông (trong đó: huyện Tiền Hải hơn 36ha, huyện Thái Thụy hơn 23ha).

Toàn tỉnh Thái Bình hiện có diện tích nuôi cá nước ngọt chưa thu hoạch là 1.072ha; diện tích nuôi cá nước lợ tại huyện Thái Thụy khoảng 600ha; ngoài ra, người dân các huyện, thành phố nuôi 611 lồng cá trên sông với tổng thể tích gần 66.204 mét khối.


Có thể bạn quan tâm

benh-duong-ruot-tren-tom-va-bien-phap-xu-ly-triet-de Bệnh đường ruột trên tôm… mot-giai-phap-di-truyen-ung-pho-voi-vi-rut-hoi-chung-dom-trang-o-tom Một giải pháp di truyền…