Tin nông nghiệp Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 9

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 9

Tác giả 2LUA.VN tổng hợp, ngày đăng 19/12/2017

Phần 9 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng

Hiệu quả của một số cây làm thuốc trừ sâu có thể khác nhau ở từng nơi, từng mùa vụ, ngay cả trong cùng một mùa và tùy thuộc từng loại côn trùng, sự trưởng thành chúng và tuổi của cây. Người sử dụng nên tiến hành thử nghiệm để tìm xem cây nào và hỗn hợp nào phù hợp nhất cho điều kiện ở trên đồng ruộng của mình.

Tất cả mọi pha chế từ nguyên liệu thực vật cần phải được sử dụng ngay và không được để ra ánh sáng mặt trời trước khi sử dụng. Thời gian tốt nhất để sử dụng những hỗn hợp trừ sâu là vào chiều tối. Chúng sẽ hiệu quả hơn đối với sâu bọ vào thời gian này trong khi đó ít ảnh hưởng xấu đến những côn trùng có ích như ong.

Lá cây có thể đem nghiền nhanh bằng cách vò với cát trong thùng.

Thời gian pha chế có thể giảm đáng kể bằng cách đun thay vì ngâm. Đun sôi cho đến khi nước có màu đậm với dịch của cây: 10 phút cho hầu hết các loại cây

Có nhiều loại cây có đặc tính diệt sâu bọ chưa được phát hiện. Chúng có thể được tìm thấy đơn giản bằng cách quan sát xem loại cây nào không bị loại côn trùng cụ thể nào tấn công, mặc dù hầu như tất cả các loại khác đều bị sâu bệnh. Cây không bị tấn công cần đem thử xem có chất diệt và xua đuổi sâu bọ hay không.

Trong những phần sau, phần đầu tiên là tên thực vật (viết nghiêng) và sau đó là tên bằng tiếng Anh: Tên bằng những ngôn ngữ khác xuất hiện trong phần phụ lục ở cuối cuốn sách này.

1/ Cây hành tăm

Mô tả: Cây thảo mộc có củ quanh năm.

Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ.

Đối tượng: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, vảy, thrip, ruồi hại cà chua, ve và bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, chuột nhắt và chuột chũi.

Bộ phận sử dụng: Củ và lá

Ứng dụng: Công thức có thể thay đổi từ 10 – 100 g củ hành hoặc lá với một lít nước, để trong thùng có nắp 4 – 7 ngày trước khi phun. Có thể trồng hành để đuổi bướm hại bắp cải, chuột nhắt, chuột chũi và các loài gây hại khác.

Các tác dụng khác: Làm gia vị thức ăn, làm thuốc kháng sinh và khử trùng.

Cảnh báo: Nước từ hành làm cay mắt.

2/ Tỏi

Mô tả: Cây thảo mộc có củ hàng năm hoặc hai năm

Tác dụng: Chống đầy, chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ, giun tròn và làm chất đuổi sâu bọ

Đối tượng: Kiến, rệp, sâu khoang, bọ cánh cứng, chim, sâu bướm, bướm đêm lưng kim cương, nhậy tuyết giả, ấu trùng, ruồi nhà, chuột nhắt, bét, chuột chũi, muỗi, giun tròn, sâu đục đào, mối, ve và động vật; nấm và vi khuẩn

Bộ phận sử dụng: Củ.

Ứng dụng: Đối với các loại sâu bọ khác nhau thì độ đậm đặc khác nhau. Loại phun chung gồm: giã 1 củ tỏi trộn với 1 lít nước, bỏ vào một ít xà phòng và sử dụng ngay. Củ tỏi có thể mang phơi khô, giã ra và sử dụng như bột. Bột tỏi có thể làm thành nước phun chống bệnh nấm vảy, nấm mốc sương, gỉ sắt trên đậu và bệnh tàn rụi của cà chua. Trồng tỏi xung quanh cây ăn quả và những cây khác sẽ đuổi rệp vừng, sâu đục thân cây ăn quả như sâu đục đào, chuột nhắt, chuột chũi và mối. Hỗn hợp làm với 3 củ tỏi đập nát để trong một cái lọ thủy tinh (chứ không phải bằng kim loại) với dầu hỏa để ngâm trong 2 ngày, lọc và cho thêm 10 lít nước xà phòng cũng là chất phun diệt hầu hết các loại côn trùng. Củ tỏi thường được trồng như là cây xua đuổi sâu bọ.

Các tác dụng khác: Làm gia vị thức ăn, kháng sinh và trừ giun

Cảnh báo: Tỏi là chất trừ sâu có phạm vi rộng nên cũng sẽ diệt cả côn trùng có ích và côn trùng có hại. Mùi còn lại trên cây được phun hoặc rắc trong vòng 1 tháng. Không dùng với các cây họ đậu.

3/ Chè

Mô tả: Cây bụi trồng lấy lá chè thương mại. 

Tác dụng: Chống đầy, trừ sâu

Đối tượng: Rệp vừng lông, rệp bầu bí, ốc sên và mối.

Bộ phận sử dụng: Lá và quả.

Ứng dụng: Lá chè đã sử dụng có thể rải xung quanh cây để tránh ốc sên; nước (chè) khi nguội có thể phun lên cây; quả có thể ngâm vào nước và sử dụng để chống mối.

Cảnh báo: Chưa có cảnh báo nào được biết đến

4/ Ớt, Ớt ngọt

Mô tả: Cây bụi trồng lấy quả cay hoặc ngọt làm thức ăn gia vị.

Tác dụng: Trừ và xua đuổi sâu bọ.

Đối tượng: Côn trùng nói chung, nấm, vi khuẩn và vi rút.

Bộ phận sử dụng: Quả chín và hạt.

Ứng dụng: Xay 2 nắm ớt, ngâm vào 1 lít nước trong 1 ngày, lắc đều trong vài phút, lọc, cho thêm 5 lít nước và một ít xà phòng. Bột ớt có thể rắc vào quanh gốc cây để chống kiến, sâu ngài đêm, sên, ốc sên và nhiều loại côn trùng trong đất; nước từ quả ớt ngọt chống vi rút gây bệnh khảm và ngăn ngừa sự lây lan của các loại vi rút khác. Ớt thường được trồng làm cây thuốc trừ sâu bọ.

Các tác dụng khác: Làm gia vị cho thức ăn, làm thuốc, làm rau (ớt ngọt).

Cảnh báo: Lá cây có thể bị cháy nếu hỗn hợp quá đậm đặc.

5/ Đu đủ

Mô tả: Cây thân gỗ mềm, thon, ngắn ngày, cao 2-10 mét trồng để lấy quả hình ôvan to.

Tác dụng: Trừ nấm, giun tròn và sâu bọ.

Đối tượng: Rệp vừng, rệp, sâu bướm, sâu ngài đêm, giun tròn thắt đốt, mối; bệnh gỉ sắt ở cà phê, nấm mốc sương bột và rầy nâu làm đốm lá lúa.

Bộ phận sử dụng: Quả, lá tươi và rễ.

Ứng dụng: Cho 1kg lá chặt nhỏ vào 1 lít nước, lắc mạnh, lọc, cho thêm 4 lít nước, 2 muỗng dầu hỏa và một ít xà phòng (20g hoặc ml), phun hoặc tưới vào đất để chống sâu ngài đêm. Ép lấy nước từ quả đu đủ non để chống mối.

Các tác dụng khác: Quả để ăn và lá non để làm thuốc.

Cảnh báo: Chưa có cảnh báo nào.

6/ Hoa cúc lá nhỏ

Mô tả: Cây có hoa giống như hoa cúc quanh năm.

Tác dụng:Trừ sâu với phạm vi rộng.

Đối tượng: Côn trùng nói chung.

Bộ phận sử dụng: Hoa.

Ứng dụng: Hái hoa vào ngày nóng, phơi dưới bóng râm, xay thành bột, rắc lên sâu bọ; đổ một lít nước sôi vào 50 g hoa cúc (hoặc 20 g bột), ngâm một vài giờ, cho thêm một ít xà phòng, lọc và mang phun.

Các tác dụng khá: Làm thuốc và cây cảnh.

Cảnh báo: Sử dụng vào chiều tối và phun có lựa chọn để bảo vệ ong. Tần suất sử dụng bị hạn chế bởi các tổ chức canh tác hữu cơ.

7/ Cây lục lạc

Mô tả: Cây thảo mộc bụi thẳng thu hoạch hàng năm

Tác dụng:Trừ sâu, làm cây dẫn dụ và cây bẫy.

Đối tượng: Côn trùng nói chung, sâu bọ trong kho chứa, tuyến trùng và nấm.

Bộ phận sử dụng: Cả cây.

Ứng dụng: Trồng luân canh hoặc xen canh như là cây bẫy tuyến trùng và các loại sâu bọ khác; nghiền các phần của cây trong nước để làm thuốc phun (không có chi tiết cụ thể).

Các tác dụng khác:Làm thức ăn gia súc, cải tạo đất, chống cỏ, lấy sợi, làm giấy, bao tải.

Cảnh báo: Hơi độc đối với trâu bò trong một số điều kiện; hạt không nên cất giữ trong phòng làm việc hoặc phòng ở của người.

8/ Kê

Mô tả: Cây trồng có hạt nhỏ.

Tác dụng: Trừ và chống sâu bọ.

Đối tượng:Côn trùng nói chung đặc biệt là sâu bướm, sâu ngài đêm, ruồi giấm, ốc sên.

Bộ phận sử dụng:Những phần còn lại sau thu hoạch.

Ứng dụng: Sử dụng những phần còn lại làm lớp phủ trên đất chống sâu bọ, trồng làm cây bẫy sâu khoang; ngâm vào nước để phun chống ruồi giấm và những côn trùng khác.

Các tác dụng khác:Cây lương thực, chống sói mòn.

Cảnh báo:Chưa có cảnh báo nào được biết đến.

9/ Cây bạch đàn

Mô tả:Cây phát triển nhanh và luôn xanh

Tác dụng: Trừ sâu nhẹ, xua đuổi sâu bọ

Đối tượng: Côn trùng nói chung.

Bộ phận sử dụng:Lá non.

Ứng dụng:Phơi khô và xay thành bột để rắc; nghiền lá tươi trong nước cho đến khi nước trở thành màu xanh, cho thêm một ít xà phòng rồi mang phun. Bột trộn với nước để phun chống sâu bướm đục thân vào thời gian khi bướm hoạt động mạnh.

Các tác dụng khác:Làm gỗ, lấy tinh dầu.

Cảnh báo:Sử dụng nhiều nước – không trồng gần nước hoặc ở những khu vực ướt. Không trồng diện tích lớn ở một khu vực.

10/ Đậu tương

Mô tả: Cây trồng rất nhiều để lấy hạt.

Tác dụng:Trừ sâu.

Mục tiêu:Kiến, rệp vừng lông và nhậy tuyết.

Bộ phận sử dụng:Thân cây.

Ứng dụng:Ngâm thân cây vào nước để phun. 

Các tác dụng khác: Hạt đậu, dầu và cải tạo đất

Cảnh báo:Chưa có cảnh báo nào được biết đến.

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

bao-ve-thuc-vat-theo-phuong-phap-tu-nhien-phan-10 Bảo vệ thực vật theo… bao-ve-thuc-vat-theo-phuong-phap-tu-nhien-phan-8 Bảo vệ thực vật theo…