Bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ
Một trong những bệnh phổ biến, thường gặp nhất là nuôi cá vào mùa mưa, mùa đông nhiệt độ môi trường thấp, nuôi trong điều kiện nguồn nước ao hồ ít được trao đổi, bị ô nhiễm, tù đọng, thường xảy ra hiện tượng phân hủy hữu cơ trầm trọng trong ao. Nuôi trong môi trường nuôi mật độ cao, dư thừa thức ăn quá nhiều. Đôi khi người nuôi ghép loài cá này với các loài cá có tính ăn thiên về động vật như cá trê, lóc, rô đồng…nên những thức ăn cho các loài cá ăn động vật thường làm ao hồ nuôi dễ dàng ô nhiễm. Cá trắm cỏ là loài cá hiền, sống và hoạt động chủ yếu ở tầng mặt. Môi trường sống đòi hỏi hàm lượng oxy cao > 4mg/lít, PH: 6.5-7.5, nhiệt độ nước từ 27-30 độ C.
Khi nhiễm bệnh, dấu hiệu đầu tiên cá giảm hoặc bỏ ăn, tập trung nhiều nơi có nguồn nước mới chảy vào ao hoặc nổi lờ đờ trên mặt nước, cơ thể gầy yếu dần, chết từ từ. Quan sát trên cá nhiễm bệnh, cá chết thấy toàn thân cá xuất huyết, lở loét, vết thương ăn sâu vào trong, gây hoại tử, vảy bong ra từng mảng, sổ nhớt, mắt lồi to. Trước khi vi khuẩn đốm đỏ trực tiếp tấn công, có thể cá đã bị các loài trùng ký sinh như trùng mỏ neo, trùng mặt trời, rận cá…tấn công, gây ra những vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn đốm đỏ xâm nhập.
Đôi khi thân xuất hiện những chấm đỏ, các chấm đỏ này sau lan rộng dần, lở loét, hoại tử, bưng mủ. Do tác nhân chủ yếu gây bệnh đốm đỏ là vi khuẩn, nên cơ chế tác động và mức độ ảnh hưởng rất nhanh và nguy hiểm. Đôi khi bệnh phát triển theo mùa, theo vùng, theo đối tượng cá nuôi, lây lan nhanh, dễ trở thành những trận đại dịch. Để hạn chế tối đa bệnh đốm đỏ xâm nhập vào ao nuôi, trước tiên cần thực hiện biện pháp phòng bệnh. Phòng bệnh hữu hiệu được thực hiện đồng bộ từ khâu cải tạo, xử lý ao nuôi ban đầu.
Trong đó việc sên vét kỹ lớp bùn đáy ao, dùng vôi sống sát trùng đáy ao với liều lượng 10-12kg/100m2 ao, sau khi bón vôi, tiến hành phơi nắng từ 5-7 ngày là hiệu quả nhất. Nước được lấy vào ao, xử lý tạp bằng thuốc diệt cá Saponine 1kg/100m2 ao. Trong quá trình nuôi chủ động kiễm soát lượng thức ăn dư thừa bằng cách dùng sàng, vó ăn, tránh để thức ăn dư thừa, gây ô nhiễm nước. Chủ động thay nước định kỳ mỗi tuần nếu có điều kiện, lượng nước thay từ 30-50%. Khi cá nuôi nhiễm bệnh, để việc chữa trị hiệu quả cần kết hợp với việc cải thiện môi trường nuôi, cải thiện nền đáy, loại trừ các loài giáp xác ký sinh trong ao, thông qua thay nước. Dùng thuốc kháng sinh, và các thuốc chuyên dụng để tiêu diệt mầm bệnh, tăng sức đề kháng của cá nuôi.
Có nhiều biện pháp để chữa trị như tắm cá bằng hóa chất, trộn thuốc trong thức ăn, đánh thuốc thẳng xuống ao nuôi…Tuy nhiên cần phát hiện sớm và chữa trị ngay, nhằm rút ngắn thời gian chữa trị, tăng xác xuất thành công, biện pháp thực hiện đơn giản, ít tốn thuốc men, công cán. Có thể dùng các loại thuốc kháng sinh tổng hợp như NTSC, Genta liều lượng 10-15g/kg thức ăn, kết hợp với VitamineC 1-3g/kg thức ăn trộn thẳng vào thức ăn (Trong giai đoạn này nên dùng thức ăn viên để dễ dàng trộn thuốc). Ngoài biện pháp trên, có thể kết hợp thêm biện pháp đánh thuốc trực tiếp xuống ao nuôi cá, nhằm diệt các loài trùng ký sinh. Có thể dùng KVA liều lượng 1lit/100m2, dùng Formol (Formaline) liều lượng 15-20ml/m3 nước, cũng rất hiệu quả.
Tags: benh dom do o ca tram co, ky thuat nuoi ca tram co, nuoi ca tram, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ