Nuôi lợn (Heo) Bệnh đóng dấu heo - Swine Erysipelas (SE)

Bệnh đóng dấu heo - Swine Erysipelas (SE)

Tác giả Nguyễn văn Cường- Chi cục Chăn nuôi và Thú y, ngày đăng 30/03/2018

Bệnh Đóng dấu heo là bệnh truyền nhiễm được Tiến sĩ Friedrich Löffler nhà vi Trùng học người Đức mô tả chính xác và công bố năm 1886.

Đặc điểm bệnh.

Bệnh đóng dấu được phát hiện tại Việt Nam từ năm 1983 -1984 từ đó đến nay bệnh xuất hiện ít; tháng  2/2013 bệnh được phát hiện tại một huyện có tổng đàn heo lớn như Châu Thành, Tân Trụ, TP. Tân An; năm 2017 bệnh xảy ra lẽ tẻ  trên nhiều huyện do người chăn nuôi thiếu quan tâm và chưa được phòng bệnh tốt.

Bệnh do vi trùng Erysipelothix rhuiopathiae, trực khuẩn gram dương Gr (+), vi trùng có nhiều chủng, nhiều mức độc lực; bệnh gây bại huyết, xuất huyết, viêm da, viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc. Vi trùng lưu hành nhiều trong nước (sử dụng, nước thải), phân, đất ẩm ướt vì thế vi khuẩn còn có tên là (trực trùng thổ nhưỡng), sức đề kháng vi trùng khá cao trong phủ tạng xác chết thối sống được 4 tháng, xác chôn dưới đất sống được 9 tháng, dưới ánh sáng mặt trời sống được 12 ngày; vi trùng dễ bị diệt bởi các thuốc sát  trùng thông thường.

Dịch tễ bệnh.

Thời kỳ nung bệnh ngắn từ 1- 8 ngày, bệnh truyền lây bằng hai cách: trực tiếp qua tiếp xúc giữa thú bệnh, gián tiếp qua thức ăn, môi trường, các chất bài tiết. Vi trùng sống lâu trong môi trường là nguồn lây nhiễm quan trọng cho các cơ sở chăn nuôi lân cận; bệnh lây lan mạnh do vận chuyển heo khỏe mang trùng, giết mổ thiếu kiểm soát.

Bệnh thường gặp ở ba thể.

• Thể quá cấp  sốt 41- 42oC, trụy tim, chết nhanh, thường gặp ở heo 3-4 tháng tuổi, heo chết mà da chưa xuất hiện dấu.

• Thể cấp tính  sốt 41- 42oC, sung huyết  tai và khắp cơ thể (hình tròn, vuông, góc cạnh), sờ thấy cứng, chết sau 1-2 ngày.

• Thể mãn tính sốt 40 - 41oC, chảy nước mắt, nước mũi, da sung huyết sau đó tróc như vỏ đậu, lở loét chảy nước vàng, các khớp viêm, sưng nóng đau khi sờ vào, đi lại khó khăn.

Tiến triển bệnh với đặc điểm như.

+ Sốt cao, heo bỏ ăn, nằm một chỗ, nước tiểu màu vàng đậm rất khai, lúc đầu bón sau thì tiêu chảy.

+ Trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc tím đen hình tròn, vuông, góc cạnh, đối xứng.

+ Viêm khớp đi lại khó khăn

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào dịch tễ bệnh, các dấu hiệu lâm sàng, tổn thương da điển hình ở một số heo bệnh; chẩn đoán lâm sàng dễ thất bại nếu chỉ dựa trên tổn thương trên da;

Những dấu hiệu có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán.

+ Nhiệt độ đặc biệt cao

+ Da tổn thương điển hình viêm quầng

+ Bằng chứng  đau  khớp  bất  thường (xuất hiện đau khớp bất thường trong đàn)

+  Kinh nghiệm điều trị kháng sinh đặc hiệu (đáp ứng tốt với penicillin liều cao).

Hình1. Bệnh tích trên da

Hình 2. Heo bị viêm khớp

▪ Chẩn đoán phòng xét nghiệm

-  Mẫu xét nghiệm (tim, thận, lách, các hạch bạch huyết, máu); phân lập vi trùng và làm kháng sinh đồ chọn kháng sinh nhạy cảm.

Phòng trị, bệnh.

a. Khi bệnh chưa xảy ra

- Áp dụng triệt để các biện pháp An toàn sinh trong chăn nuôi, vệ sinh - sát trùng chuồng trại định kỳ, xử lý tốt môi trường chăn nuôi

- Kiểm tra nguồn nước sông, kênh, ao (vùng có dịch), sử dụng nước rửa chuồng, tắm heo làm lây lan dịch bệnh,

- Tiêm vắc xin phòng bệnh: vùng dịch tễ bệnh bị đe dọa, lịch sử chuồng nuôi đã có bệnh xảy ra

• Vắc xin phòng bệnh đóng dấu: vắc xin đơn giá, vắc xin kép

+ Trên heo nọc, nái: tiêm phòng định kỳ

+ Trên heo con: tiêm lúc 30-35 ngày tuổi

b. Khi bệnh xảy ra

- Phát hiện sớm heo bệnh trong đàn, cách ly thú bệnh, vệ sinh - sát trùng chuồng trại, áp dụng các triệt để các biện pháp An toàn sinh học

- Nhanh chóng hạ sốt Anagin, paracetamon, Aspirin

- Điều trị: Chống shock do nhiễm trùng, hiệu quả nhất là heo nhiễm bệnh cần được điều trị sớm trong khoảng 12 giờ đầu, đảm bảo nồng độ kháng sinh 24-48 giờ liên tục rất cần thiết để giải quyết ca nhiễm trùng nặng.

+ Dùng Penicillin  25.000 - 30.000 UI/Kg (40-35 kg P/lọ/1gam), tốt nhất cho điều trị, nhưng Ampicillin và Ceftiofur cũng hiệu quả

+ Doxycycline trộn trong thức ăn hoặc nước uống có hữu ích, trường hợp đàn có số lượng lớn heo bị nhiễm.

Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh (tháng 9/2016), trong 11 loại kháng sinh  khảo sát có 3 loại kháng sinh nhạy cảm Doxycycline, Amoxicillin, Penicillin. Khi phát hiện heo nhiễm bệnh dấu son chọn kháng sinh nhạy cảm điều trị, đồng thời theo dõi đáp ứng của kháng sinh điều trị để kịp thời điều chỉnh trị liệu hiệu quả ./.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-nuoi-heo-rung-lai Kỹ thuật nuôi heo rừng… mot-so-luu-y-khi-cham-soc-heo-con-theo-me Một số lưu ý khi…