Nuôi gà Bệnh ORT hen phức hợp trên gà

Bệnh ORT hen phức hợp trên gà

Tác giả NCN, ngày đăng 05/03/2016


1. Tác nhân gây bệnh:


Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, hình que.

Trước năm 1994, vi khuẩn được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingella hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod (PGNR).

Hiện nay các loại vi khuẩn thường được gọi là ORT.

O.rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm.

O.rhinotracheale đã được phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây.

2. Triệu chứng và bệnh tích:


Hen khẹc, vẩy mỏ, chảy nước mắt, sưng phù đầu, tím tái mào tích, gà ho, hắt hơi, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng.

Bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao, dùng kháng sinh thông thường bệnh có thuyên giảm nhưng không đáng kể.

Bệnh lây lan nhanh từ huyện này sang huyện khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác trong một thời gian ngắn.

Những kháng sinh có tác dụng như: Erythromycine, Tilcomycin, Doxycilline, Neomycine, Florfenicol, Enroflocine, Lincomycine, Amoxicilline....

Mùa xuân thời tiết ẩm ướt hoặc khi thời tiết giao mùa, bệnh ORT rất dễ ghép với nấm phổi gây chết trầm trọng hơn nên khi điều tị cần lưu ý dùng kết hợp thuốc chữa nấm phổi và hen.

Bệnh biểu hiện viêm phổi.

O.rhinotracheale cũng có thể gây tử vong đột ngột ở gia cầm non thông qua nhiễm trùng não và hộp sọ, làm suy yếu xương sọ.

Loại O.rhinotracheale nhiễm trùng có thể thấy có hoặc không có các triệu chứng đường hô hấp trên.

Gà trên 12 tuần tuổi, O.rhinotracheale có thể gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Một loại O.rhinotracheale nhiễm trùng ở gà cũng gây ra tê liệt thông qua chứng viêm khớp, viêm xương và viêm xương tuỷ thường thấy mủ, dịch tiết nhầy nhụa trong các khớp xương của các loài chim què.

Nhiễm trung O.rhinotracheale ở gà dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng, giảm sản lượng trứng và giảm chất lượng trứng.

Ngoài ra các yếu tố như: Virus, vi khuẩn kế phát (Newcastle, Escherichia coli và Bordetella avium...), stess, thông gió không đầy đủ, vệ sinh kém, nồng độ amoniac cao cũng có tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

3. Bệnh tích mổ khám:

- Túi khí đục

- Xuất huyết thanh khí quản

- Viêm xuất huyết hoá cục ở phổi

- Màng niêm mạc mặt viêm phù thũng

- Gan sưng to, xuất huyết

- Kế phát với E.coli và một số bệnh khác sẽ biểu hiện viêm thận, sưng, xuất huyết tim.

4. Điều trị:

Phác đồ 1:

Tiêm AMOX 100 1ml/ 5 – 8 kg TT/ 2 ngày (2 ngày tiêm 1 mũi).

Kết hợp với cho uống COCSIS GHÉP E.COLI + ĐIỆN GIẢI GLUCO – K – C HDH hoà thuốc đặc trị AMOX 100 với dung môi theo tỷ lệ 1: 1 (100 ml thuốc AMOX 100 pha với 100 ml dung môi đặc biệt này) tiêm sâu bắp thịt hoặc dưới da theo liều: Gà, vịt, ngan.

..1ml/ 2 – 4 kg TT (tương đương 1ml thuốc chưa pha/ 5 – 8 kg TT) hay 1 ml đã pha dung môi đặc biệt tiêm cho 2 – 4 con đối với gà trên 1kg.

Bệnh nặng tiêm nhắc lại sau 36 giờ.

An toàn cho gà đẻ.

Phác đồ 2:

Tiêm DOXY – FLO LA 1ml/ 5 – 7 kg TT/ 2 ngày ( 2 ngày tiêm 1 mũi).

Kết hợp với cho uống PARA 15% + ĐIỆN GIẢI K – C – VIT.

Phác đồ 3:

Tiêm LEXIN 750 – LA 1ml/ 3 – 5 kg TT/ 36 giờ.

Kết hợp với cho uống MOXCOLI + ĐIỆN GIẢI GLUCO K – C – HDH.

Phác đồ 4:

Tiêm GENTA 400 1ml/ 2 – 4 kg TT/ ngày.

Kết hợp cho uống TETRA – TYLO + ELECTROL – K – C.

 


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-chan-nuoi-ga-thuong-pham-giong-thit Kỹ thuật chăn nuôi gà… kinh-nghiem-nuoi-ga-thit-hieu-qua Kinh nghiệm nuôi gà thịt…