Tôm thẻ chân trắng Bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng

Tác giả Lê Hương - Tổng hợp, ngày đăng 12/09/2018

Bệnh phân trắng là loại bệnh thường gặp trong nuôi tôm chân trắng, thường xảy ra ở tôm nuôi sau 1 tháng tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là giai đoạn 80 - 90 ngày tuổi

Bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng xuất hiện phụ thuộc nhiều yếu tố như: môi trường, mật độ nuôi, kỹ thuật nuôi… Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m2).

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh: do thức ăn, tảo độc và vi khuẩn. Có thể khẳng định môi trường ô nhiễm là nguyên nhân tạo điều kiện cho tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể tôm. Tôm mắc bệnh phân trắng có hiện tượng yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), xuất hiện phân tôm màu trắng trên sàn ăn, hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao (cuối hướng quạt nước, cuối hướng gió). Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột. Tôm bị ốp, mỏng vỏ và teo nhỏ dần, chậm lớn.

Để phòng ngừa bệnh phân trắng cần thả tôm với mật độ thích hợp (20 - 25 con/m2), xử lý và chuẩn bị ao nuôi kỹ, không nên dùng thức ăn tươi: nghêu, sò, cá... Cần chú ý quản lý môi trường, có biện pháp thay nước định kỳ và theo dõi tôm trong vó thường xuyên.


Có thể bạn quan tâm

cho-an-tu-dong-trong-nuoi-tom Cho ăn tự động trong… nghien-cuu-su-phoi-nhiem-cua-tsv-co-the-lam-giam-anh-huong-cua-yhv-o-tom-the-chan-trang Nghiên cứu: sự phơi nhiễm…