Biện pháp phòng bệnh trong thời điểm giao mùa cho cá
Để hạn chế thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh tế thì người nuôi cá cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá trong giai đoạn giao mùa như sau.
* Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
- Cải tạo ao: vét bùn, bón vôi diệt tạp 7 - 10kg/100m2.
- Chọn công thức và đối tượng nuôi phù hợp cho từng mặt nước ao nuôi.
- Trước khi thả cá cần tắm cá bằng nước muối với liều lượng 2 - 4g muối/ 1lít nước.
- Không cho ăn thức ăn ôi thiu, cho ăn đúng thời gian, địa điểm.
- Dụng cụ cho ăn cần được rửa sạch sau mỗi lần cho ăn.
- Treo túi vôi 2 -4kg/túi quanh chỗ cho ăn.
- Định kỳ 2 lần/tuần bổ sung Vitamin C bằng cách cho cá ăn với liều lượng 40g/100 kg thức ăn.
- Rắc vôi xuống ao 2 lần/tháng và trước khi trời mưa với liều lượng 2 - 3kg/100m2 ao.
* Dùng một số cây thảo mộc để phòng bệnh cho cá:
+ Cây chuối: thân cây thái nhỏ và lá chặt thành đoạn cho cá ăn.
+ Cây tỏi: Tỏi xay nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 0.5 - 1kg/100kg thức ăn. Cho ăn 6 ngày liên tục.
+ Cây nghể: Lấy thân, lá băm nhỏ nấu kỹ lấy nước (còn bã bỏ đi) sau đó trộn vào thức ăn cho cá ăn. Liều lượng cho ăn 3 kg thân, lá nghể tươi/100kg cá, cho ăn 3 - 6 ngày liên tục. Lưu ý cây nghể có tính nóng nên dùng đúng liều lượng không lạm dụng.
+ Cây Rau sam: rửa sạch bằng nước muối và cho ăn 1.5 - 3kg rau/100kg cá
+ Cây nhọ nồi: nghiền lấy nước và dùng cả bã cho cá ăn với liều lượng 2 -3kg/100kg cá/ngày.
Các cây thảo mộc trên đều phòng và chữa tốt các bệnh về đường ruột cho cá.
Tags: phong benh cho ca, ky thuat nuoi ca, nuoi ca ro phi, ca dieu hong, nuoi thuy san
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ