Mô hình kinh tế Bồ Câu Đem Lại Kinh Tế Cao

Bồ Câu Đem Lại Kinh Tế Cao

Ngày đăng 17/07/2014

Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.

Nói về tính khả quan của mô hình nuôi bồ câu, anh Lê Minh Vân - ấp Hòa Thới xã Định Thành nhận thấy: “Đây thực sự là hướng đi hiệu quả bởi chăn nuôi bồ câu, các yếu tố quan trọng như nguồn thức ăn, kỹ thuật chuồng trại, khả năng chống chịu dịch bệnh, thị trường tiêu thụ…đều có những lợi thế nhất định, phù hợp với địa phương. Cụ thể, nguồn thức ăn cho chim cũng rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là các loại gạo lức, bắp, đậu...

Mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, tránh dư thừa thức ăn, hạn chế chi phí đầu tư và nguy cơ ô nhiễm chuồng nuôi. Người nuôi có thể cho ăn thêm thức ăn công nghiệp nhằm tăng cường chất dinh dưỡng để kích thích chim chóng lớn.

Nguồn thức ăn này được bán rộng rãi ở hầu hết các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Hiện Tại anh nuôi 60 cặp chim bố mẹ làm giống, anh mua con giống sau 5 đến 10 ngày sẽ đẻ và sau 5 ngày chọn trứng tốt và cho ấp, thời gian ấp từ 18-20 ngày, sau 30 ngày sẽ có bồ câu thịt, giá bán bồ câu thịt mỗi cặp là 75.000 đồng, lãi thu được từ những cặp bồ câu bán ra là 30.000 – 35.000 đồng.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, anh Văn cho biết: “Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tuân thủ các kỹ thuật nuôi theo quy định, như diện tích chuồng trại, lồng nuôi, máng đựng thức ăn, nước uống, xử lý phân thải, phòng ngừa dịch bệnh. Chuồng trại phải theo quy trình khép kín, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, diện tích mỗi lồng nuôi phải đảm bảo cho số lượng bồ câu theo quy định”.


Có thể bạn quan tâm

nguon-cung-giam-gia-gia-cam-tang-manh Nguồn Cung Giảm, Giá Gia… han-che-rui-ro-nho-nuoi-tom-theo-huong-bao-ve-moi-truong Hạn Chế Rủi Ro Nhờ…