Mô hình kinh tế Bón phân đầu trâu cho dưa hấu

Bón phân đầu trâu cho dưa hấu

Ngày đăng 11/11/2015

Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus vulgaris, thuộc họ Bầu Bí (Cuccurbitaceae).

Có 4 loài dưa hấu, cây thuộc dạng thân bò, lá to, có nhiều lông có thể trồng ở đất hay cho leo lên giàn đều được.

Nhưng hầu hết nông dân đều trồng ở trên đất với kỹ thuật khá đơn giản…

Dù rằng dưa hấu có nguồn gốc nhiệt đới, nhưng vào mùa hè vẫn có thể trồng được ở các nước có khí hậu ôn đới.

Ở Việt Nam dưa hấu có thể trồng được ở nhiều vùng và là loại cây ăn quả rất phổ biến.

Ở các tỉnh từ miền Trung trở vào quanh năm tỉnh nào cũng đều có thể trồng được.

Quả dưa hấu chứa trên 90% nước,nhưng là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng.

Trong 100 gr thịt dưa có chứa 7,4% hydratcarbon, 0,4% chất xơ, 0,62% chất đạm protit, 0,15% chất béo, 6 - 6,5% đường , vitamin A 3%, Vitamin B1 là 3%, Vitamin C 14,5% cùng với các vitamin khác như B2, B3, B5, B6, B9 và các khoáng vi lượng khác.

Theo tập quán, vào ngày tết, sau khi thờ cúng, khi bổ quả dưa ra, nếu ruột dưa có màu đỏ tươi coi như năm mới sẽ đem lại nhiều điều may mắn.

Vì vậy, vào dịp tết âm lịch là mùa có nhiều dưa hấu bày bán nhiều nhất khắp các vùng trong cả nước.

Vậy để trồng dưa hấu bán đúng vào dịp tết, có quả màu đẹp, chất lượng ngon, chưng được lâu thì bà con nông dân cần chú ý những điểm gì?

1.Thời vụ: Phải biết thời gian sinh trưởng của dưa để trái chín vào đúng dịp tết.

Ngày trước, nông dân ta chỉ trồng giống dưa địa phương, nên có giống có thời gian sinh trưởng đến 3 tháng, lại có giống sinh trưởng ngắn hơn.

Nhưng ngày nay nước ta trồng nhiều giống dưa lai, có thời gian sinh trưởng từ 60 - 70 ngày.

Ở các tỉnh miền Nam thì thời gian sinh trưởng phần lớn từ 62 - 65 ngày, ở các tỉnh miền Bắc có thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày nếu trồng vào các tháng trước tết.

Biết được thời gian sinh trưởng của dưa như vậy thì các tỉnh miền Nam nên trồng dưa cách ngày 28 - 30 tết khoảng 65 - 70 ngày là vừa để thu hoạch vào 25 - 27 tết sẽ bán được giá hơn, thu muộn, bán không được giá bằng thu sớm.

2. Kỹ thuật trồng:

Bà con cũng chú ý rằng cây dưa không chịu được đất có độ ẩm cao.

Vì vậy nếu nền đất trũng, cần lên luống hay đắp mô để trồng dưa.

Tùy tình hình thực tế của vườn dưa mà có thể trỉa hạt trực tiếp hay ương bầu rồi đem trồng.

Nếu nền đất thấp, có độ ẩm cao thì ương bầu, trồng cây con sẽ tốt hơn.

Nếu luống hẹp thì trên luống chỉ trồng 2 hàng cây so le, hố cách hố trên hàng khoảng 3,5 - 4 m.

Trên đất bằng có thể trồng mật độ cây khoảng 10.000 -11.000 cây/ha.

Nếu trồng trên luống nên áp dụng kỹ thuật phủ luống bằng màng phủ nông nghiệp.

Dựa theo chiều rộng của màng phủ để làm luống cho phù hợp.

Thường màng phủ có loại rộng 1,1 - 1,2 m, có loại rộng 1,6 m.

Các giống dưa lai, thời gian sinh trưởng ngắn ngày và chiều dài của thân chính cũng chỉ trong khoảng 3,5 - 4 m (có bấm ngọn).

Dựa vào các đặc điểm đó để chia luống và đào lổ cho vừa để có khoảng 10.000 - 11.000cây/ha, nếu đất bằng phẳng.

Nếu đất thấp phải lên luống cao thì dựa vào kích thước luống mà phân chia cho phù hợp.

Còn các vùng đất cao, bằng phẳng chỉ cần xẻ một số rãnh thoát nước, không cần lên luống, trường hợp đó ta có thể dùng rơm rạ, lá cây phủ đất cũng được.

Tác dụng của phủ luống hay phủ đất là để vừa trừ cỏ dại, vừa giữ ẩm cho đất và để dưa bò lên rơm rạ hay màng phủ giúp giảm bớt nấm bệnh từ đất tấn công lên cây.

Sau khi trồng bằng cây con, khoảng 24 - 25 ngày là hoa đực nở rộ, sau đó vài ngày thì hoa cái cũng nở theo.

Số lượng hoa đực thường nhiều hơn hoa cái gấp khoảng 3 - 4 lần.

Dầu vậy, nếu có điều kiện thụ phấn cho dưa thì tỷ lệ đậu cũng sẽ cao.

Khi quả dưa to bằng quả vú sữa thì nên xác định số trái, mỗi dây chính chỉ cần để khoàng 1 - 2 trái là vừa, nếu mỗi bụi chừa lại 2 dây.

Mỗi gốc dưa chỉ còn có 2 - 3 trái thì trái sẽ to, đẹp, không nên để quá nhiều trái trên 1 hố (bụi) dưa.

3. Bón phân:

Bón lót: Hố trồng nên bón khoảng 80 - 100 gr vôi, trộn đều, tiếp đến bón khoảng 100 - 150 gr lân và 8 - 15 kg phân bò hay hữu cơ hoai mục các loại, cây sẽ tốt đều, ít bệnh.

Trong quá trình cây lớn, nên thăm vườn thường xuyên, đừng để đất có độ ẩm cao thì tránh được bệnh thối gốc, thối ngọn.

Khi thấy có hiện tượng xuất hiện bệnh phấn trắng hay rệp sáp thì ngắt bỏ lá hay chồi bị sâu bệnh, dùng Booc-do hay Oxyt clorua đồng để phun.

Tránh dùng thuốc có độ độc cao để trái dưa được an toàn.

Bón thúc: Khi cây được 3 - 4 lá, nên hòa loãng phân đạm vàng 46A+ (100 gr pha trong 50 lít nước) tưới quanh gốc, 3 - 5 ngày tưới 1 lần, tưới 2 - 3 lần.

Sau đó chỉ dùng phân NPK bón cho dưa.

Ở các tỉnh miền Bắc nên dùng Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE để bón.

Sau trồng 18 - 22 ngày bón thúc lần 1, liều bón khoảng 50 - 60 gr/cây.

Sau trồng 35 - 40 ngày bón thúc tiếp 60 - 70 gr/gốc.

Ở các tỉnh miền Nam, lần bón thúc thứ nhất nên dùng NPK Đầu trâu 215A+ (20-20-15+TE) để bón, liều bón 40 - 50 gr/gốc.

Bón thúc lần 2 lúc 35 - 40 ngày, dùng phân Đầu Trâu Agrotain A2 (NPK 14-7-21+TE) để bón, liều bón 50 - 60 gr/gốc.Chú ý khi cây được 15 - 18 ngày nên ngắt ngọn, chỉ chừa lại 2 chồi, tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Chú ý bắt dây cho cây phân tán đều trên mặt liếp.

Nếu gặp mưa to cần phải xẻ rãnh thoát nước, nếu khô hạn phải tưới đủ ẩm cho dưa.

Dưa ngọt nhiều hay ít do hàm lượng đường cao hay thấp.

Để dưa ngọt chú ý bón can xi và kali đúng lúc.

Bón lót canxi vừa có mục tiêu cải thiện độ pH, tiêu độc trong đất nhưng đồng thời cung cấp can xi cho dưa, làm vỏ dưa chắc ít bị bệnh thối trái.

Có phân chuồng và bón phân NPK Đầu Trâu vừa đủ chất vừa bảo đảm tỷ lệ cân đối nên không cần bón thêm kali như trường hợp sử dụng phân đơn hay các loại phân khác.

Ở những vườn trồng luân canh dưa với lúa, nên sử dụng phân Canci-Borom phun vào trước nở hoa sẽ rất tốt.


Có thể bạn quan tâm

un-redd-viet-nam-cho-chuyen-dich-co-cau-nganh UN-REDD Việt Nam cho chuyển… benh-tieu-dien-va-cach-phong-tru Bệnh tiêu điên và cách…