Tin nông nghiệp Bón phân Văn Điển cho lúa vụ xuân

Bón phân Văn Điển cho lúa vụ xuân

Tác giả Chu Công Tiện, ngày đăng 30/12/2015

Cung cấp đủ 16 chất dinh dưỡng thiết yếu

Bà Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: “Để cây lúa trẻ lâu, tránh trỗ sớm gặp gió mùa đông bắc, hạn chế sâu bệnh, hạn chế tác hại của nắng nóng và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bón phân Văn Điển là giải pháp hợp lý.

Đất cấy lúa đa số là đất chua, phân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ canxi tương đối cao có tác dụng khử chua.

Ngoài dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali nó còn có các chất trung và vi lượng nên cung cấp đủ 16 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

Chuyển từ bón phân đơn sang bón NPK sẽ có hiệu quả cao hơn”.

Đúng như nhận xét của bà Thoa, hai loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa: NPK 6.11.2 và NPK 16.5.17 thành phần dinh dưỡng tổng số cao gần 70%, các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Đặc biệt, NPK Văn Điển khác với một số loại NPK thông thường là có các chất trung và vi lượng.

Ví dụ: NPK Văn Điển 6.11.2 với thành phần dinh dưỡng: N 6%, P2O5 11%,  K2O 2%, S 2%, MgO 10%, CaO 20%, SiO2 15%; các chất vi lượng: Zn, B, Cu, Co, Mn…

Về vai trò các chất trung và vi lượng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Si (silic) giúp thân, rễ, lá lúa cứng cáp, lá lúa tăng khả năng quang hợp, thân cứng ít bị đổ, tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu rét, giảm tỷ lệ hạt lép lửng.

Silic làm tăng tỷ lệ gạo nguyên 4.9%, hàm lượng tinh bột tăng 1.4 – 3.4%, hàm lượng protein tổng số tăng 0.5%.

Sự tích tụ Silic trên bề mặt lá ngăn chặn sự xâm nhiễm của nấm, bệnh bạc lá.

Silic còn làm giảm bệnh đốm nâu, đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt, chống bệnh cháy bìa lá, bệnh truyền trùng rễ.

MgO giúp khử chua, én phèn, tăng độ phì của đất, giúp cây tổng hợp protein và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Các chất vi lượng như: Fe, Zn, Cu, Mn, Bo,…  cây cần số lượng ít nhưng nếu thiếu sẽ hạn chế rất nhiều về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Riêng lúa chất lượng cao rất cần 3 chất dinh dưỡng: P2O5 (lân), Mg, SiO2, trong đó Mg tạo hương vị, chất béo, hạt gạo bóng, sáng đẹp, tăng độ pH trong hạt gạo, giúp bảo quản được lâu.

Nông dân chuộng NPK Văn Điển   

HTX Nông nghiệp An Mỹ, huyện Mỹ Đức nhiều năm là điển hình tiên tiến suất sắc của Hà Nội.

Về việc chuẩn bị phân bón cho lúa vụ xuân, ông Nguyễn Văn Tài – Chủ nhiệm HTX cho biết: “HTX gieo cấy 310ha, toàn bộ diện tích gieo sạ lúa theo hàng, trong đó 50% là lúa lai thiên ưu 8, 50% lúa khang dân siêu nguyên chủng.

HTX đã lấy về kho gần 150 tấn phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa để cấp cho xã viên sau một tháng mới thu tiền.

Nông dân chuộng NPK Văn Điển vì bón cây lúa cứng cây, đẻ nhánh tập trung, bộ lá khỏe, chống nóng và chống rét tốt, tránh bị nghẹt rễ và hạn chế sâu bệnh, năng suất cao”.

Những nơi HTX không có điều kiện mở dịch vụ, bà con nông dân thường thông qua các đại lý của công ty để mua phân Văn Điển về kịp bón cho mạ và bón lót cho lúa.

Ông Trương Quang Nhàn – Chủ nhiệm HTX Mai Đỉnh (Sóc Sơn) cho biết: “Vụ này HTX cấy 550ha, trong đó có 400ha cấy một số giống lúa thơm như bắc thơm 7, thiên ưu 8, nàng xuân; còn lại là khang dân.

Đến nay khoảng 70% số hộ đã mua đủ phân NPK Văn Điển,  chủ động bón cho mạ và bón lót cho lúa vụ xuân”.


Có thể bạn quan tâm

tai-canh-ghep-cai-tao-61-000ha-ca-phe Tái canh, ghép cải tạo… thuong-lai-nuoc-ngoai-o-at-thu-mua-goc-cay-duong-xi Thương lái nước ngoài ồ…