Tôm thẻ chân trắng Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tôm

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tôm

Ngày đăng 15/11/2013

Việc giám sát sức khỏe tôm hàng ngày và hiểu biết các dấu hiệu bệnh lý của tôm là khá quan trọng nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cho người nuôi. Bài viết sau giới thiệu kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu tôm bệnh trong quá trình quan sát, giám sát hàng ngày.

1. Dấu hiệu chung


- Tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ, hoạt động chậm chạp.

- Bơi gần mặt nước hoặc tấp mé ao, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm.

- Ăn kém khi kiểm tra thức ăn trong máng ăn hoặc đường ruột.


2. Dấu hiệu bên ngoài cơ thể


- Tôm chuyển màu hơi xanh da trời (có thể do nhiễm MBV)

- Thân hoặc các phụ bộ có màu đỏ (bệnh đỏ thân do virus GAV và bội nhiễm các virus khác hoặc do vi khuẩn)

- Vỏ tôm bị mềm (bệnh mềm vỏ)

- Vỏ tôm có màu hơi xanh lá cây và bị nhớt (có thể do nhiễm ký sinh trùng Protozoa)

- Thân tôm có màu trắng đục cơ (bệnh bông vải)

- Bên trong đầu hơi vàng và có mùi hôi khi bóc ra (bệnh virus đầu vàng)

- Vỏ có những đốm màu trắng (virus đốm trắng, hoặc virus IHHNV hoặc vi khuẩn)

- Các đốm đen trên vỏ (bệnh vi khuẩn).


3. Dấu hiệu bên trong cơ thể


- Mang có màu đen hoặc nâu (Bệnh đen mang)

- Mang có các sợi nấm (bệnh nấm)

- Mang có màu hơi xanh lá cây (nhiễm ký sinh trùng Protozoa)

- Đường ruột trống rỗng, không có thức ăn (Nhiễm vi khuẩn Vibrio)

- Gan tụy có màu trắng và dơ bẩn (bệnh BNM)


Lưu ý: Các dấu hiệu trên dùng để dự đoán các loại bệnh – Cần phải lấy mẫu tôm đi xét nghiệm để biết chính xác tôm có nhiễm các loại bệnh theo dự đoán hay không – qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm giám sát và phát hiện bệnh tôm. Liên hệ để tư vấn các loại thuốc phòng trị bệnh tôm.


Có thể bạn quan tâm

ba-con-nuoi-tom-chu-y-nhung-con-mua-lon Bà Con Nuôi Tôm Chú… benh-ky-sinh-trung-vorticella-tren-tom Bệnh Ký Sinh Trùng Vorticella…