Nuôi gà Các phân tử peptit nhân tạo có thể ức chế các chủng virus cúm gia cầm

Các phân tử peptit nhân tạo có thể ức chế các chủng virus cúm gia cầm

Tác giả Tony McDougal (Nhà báo tự do) - Biên dịch: Ngọc Thơ, ngày đăng 23/10/2017

Các nhà khoa học đã phát triển các phân tử peptit nhân tạo có thể vô hiệu hóa một loạt các chủng virut cúm.

Các peptit, là chuỗi các axit amin ngắn, giống như protein nhưng với cấu trúc nhỏ hơn, đơn giản hơn. Các phân tử được thiết kế có tiềm năng phát triển thành các loại thuốc nhắm vào bệnh cúm.

Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu và Phát triển Janssen cũng như Viện nghiên cứu Scripps nói rằng sự phát triển của các chất ức chế chuỗi rộng, bao gồm một số chủng cúm gia cầm, rất có triển vọng trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch toàn cầu.

Các peptit phát triển ngăn chặn sự lây nhiễm của hầu hết các dòng virut cúm nhóm 1, bao gồm virut cúm gia cầm H5N1, đã gây ra hàng ngàn bệnh nhiễm trùng và một số ca tử vong ở châu Á.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế các peptit để bắt chước hai "siêu kháng thể mới" được phát hiện gần đây có thể vô hiệu hóa các chủng cúm A. Trong khi các kháng thể đắt tiền phải được thực hiện bằng cách tiêm hoặc truyền thì các peptit có tiềm năng phát triển qua các loại thuốc viên trong tương lai.

Các peptit cho thấy mối quan hệ gắn kết cao đối với một nhóm lớn các virus cúm A, cũng như khả năng mạnh để trung hoà các nhiễm trùng với những virut này trong các thí nghiệm.

Ian Wilson, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Scripps, cho biết: " Theo như kết quả mới của chúng tôi cho thấy việc tạo ra các phân tử nhỏ như những kháng thể trung hoà là một chiến lược thực sự thú vị và hứa hẹn chống lại bệnh cúm."

Nghiên cứu được công bố ở một bài báo trực tuyến, lần đầu tiên đăng trong tạp chí Khoa học tuần này.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-chan-nuoi-ga-sao-thit-phan-1 Kỹ thuật chăn nuôi gà… dinh-duong-tot-nhat-cho-suc-khoe-o-chan Dinh dưỡng tốt nhất cho…