Trồng lúa Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 12

Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 12

Tác giả Nguyễn Ngọc Đệ. PhD, ngày đăng 02/02/2018

CÁC TRIỆU CHỨNG DINH DƯỠNG BẤT THƯỜNG

Dinh dưỡng là nhân tố rất cần thiết trong đời sống cây lúa, nếu thiếu hoặc quá thừa một chất nào đó sẽ đưa đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng và rối loạn sinh lý của cây, làm cây phát triển không bình thường, ta gọi là bệnh sinh lý. Ngoài những triệu chứng thiếu dinh dưỡng quan trọng là N, P và K ở ĐBSCL, vẫn thường thấy lúa bị độc do mặn, phèn hay chất hữu cơ. 

1/ Độc do mặn 

Thường gặp ở các vùng ven biển vào đầu và cuối mùa mưa. Cây lúa bị độc do mặn thì chót lá non bị trắng, cuốn lại và khô đi, cây sinh trưởng kém, nở bụi ít và có thể chết.

Hình 8.35 Ngộ độc do mặn

Dùng các giống lúa chịu mặn khá, cải tạo mặt bằng và làm nương thoát mặn để lợi dụng nước rửa mặn. Kinh nghiệm “kê đất đào nương phèn” ở Minh Hải là một biện pháp cải tạo đất mặn phèn rất tốt. 

2/ Độc do phèn

Là triệu chứng kết hợp giữa sự độc do sắt (Fe2+) nhôm (Al3+), sự thiếu Lân và pH thấp đã trình bày ở phần dinh dưỡng khoáng. 

Giải pháp hữu hiệu để làm giảm ngộ độc do phèn là đào mương thoát phèn, bón vôi và phân lân (dạng nung chảy hoặc apatit), giử mực thuỷ cấp ngang phía trên tầng sinh phèn trong đất trong mùa khô để hạn chế quá trình oxid hóa tầng sinh phèn (Pyrite) và mao dẫn độc chất lên tầng canh tác.

Hình 8.36 Ngộ độc sắt


Có thể bạn quan tâm

cac-thiet-hai-tren-ruong-lua-phan-13 Các thiệt hại trên ruộng… cac-thiet-hai-tren-ruong-lua-phan-11 Các thiệt hại trên ruộng…