Tin nông nghiệp Các tỉnh phía Nam tim giải pháp đối phó với dịch bệnh trên lúa

Các tỉnh phía Nam tim giải pháp đối phó với dịch bệnh trên lúa

Tác giả Phương Chi, ngày đăng 15/07/2017

Sáng 12/7, đã diễn ra Diễn đàn khuyến nông bàn giải pháp đối phó rầy nâu, bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL) trên lúa ở các tỉnh phía Nam tại TP Tân An (Long An). 

Phun thuốc trừ rầy nâu cho lúa

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và đại diện các cục, vụ, viện cùng 190 đại biểu là nông dân 8 tỉnh ĐBSCL, các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Ông Lê Quốc Cường, GĐ Trung tâm BVTV phía Nam (Cục BVTV) đánh giá tổng quát diễn biến dịch rầy nâu ở phía Nam trong những năm qua. Rầy nâu là côn trùng gây thiệt hại lớn cho lúa và từng trở thành dịch vào những năm 2006- 2008 với ước tính tổng diện tích lúa nhiễm rầy 1,5 triệu ha, diện tích lúa mắc bệnh VL-VXL nặng phải tiêu hủy gần 38.000 ha, gây tổn thất trên 2 triệu tấn thóc. Số lượng thuốc dự trữ quốc gia đã hỗ trợ cho các địa phương để chống dịch thời điểm đó hơn 530.000 kg.

Từ 2009 -2016 diện tích lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL giảm dần và nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, vụ HT 2017 bất ngờ diện tích lúa nhiễm rầy đã vượt lên trên 300.000 ha, diện tích nhiễm bệnh VL-VXL trên 8.000 ha. Dự báo vụ lúa TĐ tới đây diện tích lúa có khả năng nhiễm bệnh sẽ gia tăng, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh VL-VXL nếu chúng ta không ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Theo ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN- PTNT Long An cho biết, vụ lúa ĐX 2016- 2017 tại Long An từng gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, hơn nữa do sau khi kiểm soát được dịch bệnh VL-LXL nông dân cũng chủ quan, xuống giống không theo lịch khuyến cáo, không đảm bảo cách ly giữa 2 vụ lúa. Do vậy hình thành nhiều trà lúa khác nhau, tạo cầu nối cho sinh vật gây hại phát triển và gia tăng diện tích nhiễm bệnh. Tính đến nay, toàn tỉnh Long An đã có 1.915 ha lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL và có khả năng lây lan, phát sinh ra diện rộng gây nguy cơ giảm sản lượng.

Bà Nguyễn Thị Phong Lan, Viện lúa ĐBSCL trả lời thắc mắc của nông dân

Về các biện pháp trước mắt nhằm ngăn chặn sự phát triển của rầy nâu, bệnh VL-LXL gồm:

- Giống: Xác định các giống lúa thích hợp cho từng vùng trên cơ sở kết quả bẫy đèn, ưu tiên các giống lúa có khả năng kháng rầy nâu và bệnh VL- LXL theo yêu cầu BVTV như OM 4900, OM 5642, 6976…

- Biện pháp canh tác: Xuống lúa tập trung đồng loạt né rầy, đảm bảo cách ly 2 vụ lúa là 20-30 ngày, giảm lượng lúa sạ xuống 80-100kg/ha, kết hợp mô hình công nghệ sinh thái. Tập trung bảo vệ và chăm sóc tốt lúa HT 2017 bảo đảm năng suất, sản lượng, cắt nguồn rầy nâu và bệnh VL- LXL lây lan sang vụ TĐ và ĐX 2017-2018. 

- Phòng chống dịch bệnh: Kiểm tra rầy nâu và bệnh VL- LXL trên tất cả các trà lúa; nắm diện tích nhiễm VL-LXL để có biện pháp xử lý; ruộng bệnh có mật số rầy nâu cao cần phun thuốc và tiêu huỷ.

 Với vụ TĐ 2017 và ĐX 2017-2018: Áp dụng hệ thống bẫy đèn, nắm diễn biến rầy nâu để đề xuất lịch gieo sạ né rầy; gieo mạ mùng- cấy né rầy- ôm nước né rầy; hạn chế xử lý hạt giống bằng thuốc trừ sâu, không phun thuốc trừ sâu sớm giai đoạn từ 0-40 ngày sau sạ; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng", chú ý béc phun và số lượng béc...


Có thể bạn quan tâm

tre-mang-bat-do-mang-lai-loi-ich-kep-cho-nguoi-dan Tre măng Bát Độ mang… khuyen-nghi-phat-trien-chan-nuoi-ben-vung Khuyến nghị phát triển chăn…