Cách nhận biết và hạn chế thuốc trừ sâu trong rau quả
Dư lượng của các loại hóa chất nông nghiệp, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong rau quả gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người về trước mắt cũng như lâu dài.
Ớt chuông, nho tươi, cần tây,... là những loại rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu nhất
Làm sao để nhận biết rau quả nhiễm hóa chất?
Các kết quả xét nghiệm rau quả của các cơ quan chuyên môn (nhất là các loại rau, quả của Trung Quốc) đều cho thấy hàm lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư quá cao so với quy định. Trong đó, rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ, xà lách, cần tây, ớt chuông, nho tươi, dưa lê,… là các loại rau quả có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu cao nhất. Liệu có cách nào để người dân tự nhận biết?
Người đi chợ có thể phát hiện dư lượng hoá chất trong thực phẩm bằng cách đơn giản là ngửi và nhúng vào nước. Nếu ngửi nhanh thấy mùi hôi thì trong đó còn dư lượng của thuốc trừ sâu. Muốn biết rõ là thuốc trừ sâu gì thì chỉ có đem đến phòng thí nghiệm. Ban quản lý các chợ hiện cũng đã có một bước kiểm soát rau, quả và đảm bảo an toàn cho người mua. Nếu mua ở vỉa hè, lề đường thì dễ gặp rủi ro hơn.
Khi đi mua rau, quả phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau, quả (không giập nát, héo úa, trầy xước), rau quả tươi thì chắc, nặng. Nhìn xem các cuống quả có bị đọng phấn lạ không, ngửi thử để phát hiện mùi lạ (nếu có dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ có mùi hắc và hôi).
Rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat ( NO3), giá đỗ có mầm to mập, không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ...Riêng các loại hoá chất BVTV ( thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.
Cách hạn chế các hóa chất nông nghiệp độc hại trong thực phẩm
Để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Khi tiêu dùng, sau khi lại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước rửa rau quả trong vòng 25- 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất BVTV bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ... bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.
Ngâm rau quả trong dung dịch thuốc tím 1% là một trong những biện pháp hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu
- Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống ( xà lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30- 40 phút. Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.
- Hạn chế và không nên sử dụng các loại rau quả trái mùa, hạn chế mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất BVTV có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.
* Lưu ý : Các loại nước rửa rau quả có bán trên thị trường hiện nay, nước muối, dung dịch thuốc tím loãng chỉ loại bỏ được một phần các vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc có bám trên bề mặt rau quả mà không thể loại bỏ hoàn toàn các loại thuốc BVTV, kim loại nặng, đạm nitorat như trong quảng cáo vì theo nguyên lý các loại thuốc BVTV bám trên bề mặt rau quả mới tan và bị rửa trôi trong một số dung môi hữu cơ còn khi thuốc đã ngấm vào trong tế bào rau quả sẽ tạo nên một liên kết bền vững thì không có phương pháp nào loại bỏ được triệt để (kể cả phương pháp chiếu xạ).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ