Nuôi gà Cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên

Cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên

Tác giả Dick van Doorn - 2LUA.VN tổng hợp, ngày đăng 19/10/2017

Nghiên cứu cho thấy có thể sản xuất gà thịt không sử dụng chât coccidiostats một phần hoặc thậm chí hoàn toàn. Một thử nghiệm nghiên cứu cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên đưa ra kết quả thực sự hứa hẹn.

Một trong những người nuôi gà thịt đã tham gia vào các thử nghiệm nghiên cứu là ông Andreas Moorkamp (46) từ Gehlenberg, Đức. Ông có tổng cộng 200.000 gà thịt. Ảnh: Dick van Doorn

Trên toàn thế giới, ngành công nghiệp gia cầm hàng năm đã chi một số tiền lớn vào việc ngăn ngừa và điều trị bệnh cầu trùng, gây ra bởi các loài Eimeria. Ký sinh trùng đơn bào xâm nhập vào thành ruột và bắt đầu sinh sản, gây tổn hại mô ruột, làm việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng kém. Tùy thuộc vào loài Eimeria tham gia, chúng sẽ xâm nhập vào các phần khác nhau của ruột, gây thiệt hại kinh tế cho người sản xuất gia cầm. Để phòng bệnh cầu trùng, người nuôi gia cầm cần làm sạch và khử trùng chuồng, sử dụng coccidiostats trong khẩu phần ăn hoặc tiêm phòng cho gia cầm.

Olus Plus từ Hasselt, ở Hà Lan là nhà cung cấp các sản phẩm thú y và phụ gia thức ăn gia súc đa dạng. Trong những năm gần đây, công ty đã phát triển chương trình TriOlus cho phép nông dân chăn nuôi cho gia cầm ăn thức ăn không chứa coccidiostats một phần hoặc hoàn toàn. Chương trình mới này với mục tiêu cho gia cầm thương phẩm nhiễm nhẹ cầu trùng tự nhiên, nhằm cải thiện hệ miễn dịch mà không có tác động xấu đến sức khỏe và hoạt động sản xuất. Theo chương trình, gà lần lượt được cho ăn Elan Biotic từ ngày 0-13, Necotyl từ ngày 14-27 và Elan Plus từ ngày 28-42 Elan, chế độ ăn khởi đầu và hoàn thiện với tỷ lệ liều lượng 600 gram mỗi tấn thức ăn chăn nuôi. Các sản phẩm chứa ba sự kết hợp đặc trưng của các chiết xuất thảo dược, dầu, axit hữu cơ được bổ sung ở gà thịt nhằm hỗ trợ cân bằng hệ ruột và đồng nhất mô trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất khác nhau.

Giảm nguy cơ kháng

Chương trình này đã được nhóm nghiên cứu Olus phát triển tại trung tâm R & D ở Schuinesloot, Hà Lan và được phối hợp thực hiện với Sở phòng chống bệnh truyền nhiễm và Miễn dịch học - lâm sàng tại Đại học Utrecht cũng như chín nông dân nuôi gà thịt ở Đức và Hà Lan. Các nghiên cứu ban đầu ở bê về lựa chọn thay thế nhằm kiểm soát cầu trùng bắt đầu vào năm 2008. Điều này dẫn đến một công nghệ tiên tiến Solucox để điều trị và phòng ngừa bệnh cầu trùng cũng như Cryptosporidium ở bê. Chẳng mấy chốc, sau những thành công đầu tiên và phản hồi tuyệt vời từ nông dân và bác sĩ thú y sử dụng Solucox, nhóm nghiên cứu Olus Plus bắt đầu xem xét các khả năng phát triển chương trình cho việc ngăn chặn bệnh cầu trùng ở gà. Để kiểm soát bệnh cầu trùng gia cầm, thuốc chống cầu trùng đã được phát triển và có sẵn cho người chăn nuôi gia cầm trong suốt năm mươi năm qua.

 

Các kết quả trong trại cho ăn theo chương trình đều giống nhau so với trại đối chứng với chương trình coccidiostat. Ảnh: Dick van Doorn

Tuy nhiên, các chương trình về sản phẩm có nguồn gốc thực vật với các hiệu ứng chống coccidial cũng đã thâm nhập vào thị trường. Trong mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng các giải pháp có nguồn gốc thực vật tự nhiên có thể kìm hãm phát triển sự kháng thấp hơn. Cây lai hiện nay đang được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm có tính di truyền hoàn toàn khác và tiềm năng hơn so với tổ tiên của chúng. Để thúc đẩy tiềm năng vào hiệu suất hàng đầu trong lĩnh vực này, việc sử dụng chế độ dinh dưỡng và công nghệ y tế mới nhất là rất quan trọng. “Các kích hoạt cho sự phát triển chương trình TriOlus đối với gà thịt là hội nhập gà thịt châu Âu nhưng thật khó khăn để sản xuất ra gà thịt không sử dụng coccidiostats”, Giám đốc Olus Plus Johannes Fuite nói.

Tiến hành thí nghiệm

Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những thử thách đầu tiên với chương trình TriOlus tại trang trại gà thịt Đức và Hà Lan bắt đầu từ năm 2014. Sản phẩm được ban đầu cho ăn cùng với thức ăn gà thịt hoàn chỉnh theo chương trình coccidiostats truyền thống. Các kết quả thực hành tốt đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng ý tưởng này như một sự thay thế hoàn toàn coccidiostats trong thức ăn chăn nuôi gà thịt vào đầu năm 2015. Tổng cộng có chín người nuôi gà thịt tham gia vào ba hoặc bốn chu kỳ thử nghiệm này. Ngoài các nhóm đối chứng với chương trình coccidiostats truyền thống trong thức ăn chăn nuôi, nông dân cũng sử dụng sự kết hợp coccidiostat / Necotyl, hoặc kết hợp coccidiostat/Necotyl/Elan Plus trong nhóm điều trị. Một nông dân đã thay thế chương trình coccidiostats cho chương trình TriOlus hoàn thiện.

Bảng - kết quả thử nghiệm:  chương trình triolus vs coccidiostats.

Gà con được cho ăn Tổn thất (%) Ngày tuổi Cân nặng tại nhà mổ grammes ADG grammes/ ngày FCR FCR1500 EPF
Coccidiostat 970,100 2.3 38.7 2232 57.5 1.637 1.344 343
Coccidiostat + NT/EP 608,600 2.25 38.3 2367 61.4 1.611 1.264 373
TriOlus (EB/NT/EP) 141,000 1.84 38 2169 57 1.559 1.296 359
Coccidiostat 141,000 1.5 36.6 2014 55.1 1.544 1.338 352
TriOlus (EB/NT/EP) 141,000 1.84 38 2169 57 1.559 1.296 359

Kết quả (xem bảng) cho thấy hiệu suất kỹ thuật của ba nhóm thí điểm là ít nhất trên cùng một mức độ so với những con trong nhóm đối chứng. Các chuyển hoá thức ăn được điều chỉnh 1500 gram có xu hướng thấp hơn, số lượng sản xuất cao hơn.

Các kết quả nghiên cứu sơ bộ đầu tiên với sản phẩm kết hợp chương trình coccidiostats phổ biến cho thấy tác động tích cực không những về mặt kỹ thuật, mà còn đối với sức khỏe ruột của gà thịt. Điều này sẽ được minh chứng rõ ràng từ nghiên cứu hình thái học của Đại học Lviv (sản xuất khoa học và Trung tâm Tư vấn) tại Ukraine. Gà thịt được cho ăn theo chương trình này cho thấy tăng chiều dài nhung mao ruột. Điều này có nghĩa một bề mặt ruột lớn hơn và do đó khả năng hấp thụ nhiều hơn.

Tìm kiếm sự kết hợp tốt nhất

Một trong những nông dân nuôi gà thịt là Andreas Moorkamp (46) từ Gehlenberg, Đức, người đã tham gia vào các thử nghiệm nghiên cứu. Ông có tổng cộng 200.000 gà thịt. Để so sánh hiệu suất, ông cho một nhóm đối chứng ăn theo chương trình coccidiostat thông thường (Maxiban - Sacox) và nhóm điều trị ăn theo chương trình TriOlus hoàn thiện mà không có coccidiostats trong trại lân cận. 308 gà con Ross đã được theo dõi và cách thiết kế ở cả hai chuồng giống hệt nhau. Moorkamp cho biết: “Tôi đã sử dụng phương pháp thay thế hoàn toàn chương trình coccidiostat trong trại cho bốn chu kỳ kể từ tháng 10 năm 2015, và bây giờ mọi thứ đang tiến triển rất tốt. Các kết quả trong trại cho ăn theo chương trình TriOlus đều giống nhau so với trại cho ăn chương trình coccidiostat. Chi phí của chương trình này khoảng 0,01 € mỗi con gà thịt, tương tự như các chi phí của chương trình coccidiostat “.

 

Một thử nghiệm ở Hà Lan cho thấy rằng đó là một chiến lược khả thi để thay thế thức ăn chứa coccidiostats với chương trình phòng ngừa tự nhiên. Ảnh: Dick van Doorn

Bởi vì người nuôi gà thịt Đức thường xen kẽ chương trình coccidiostats tiêu chuẩn nên chu kỳ thứ năm hiện là Deccox, nhằm giảm số lượng kén hợp tử trên trang trại của mình. Moorkamp: “Tôi rất vui với những kết quả đầu tiên trong việc sử dụng chương trình này để kiểm soát bệnh cầu trùng trên trang trại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là về lâu dài việc này được thực hiện trong thực tế như thế nào. Cầu trùng là một vấn đề nông trại dai dẳng.”Do đó Moorkamp và Olus Plus rút ra kết luận là cần xem xét các lựa chọn để khởi động các chu kỳ tiếp theo với chương trình TriOlus toàn diện một lần nữa, hoặc sử dụng kết hợp coccidiostat / TriOlus. “Dĩ nhiên là tôi mong đợi các kết quả kỹ thuật tốt nhất. Mỗi con gà thịt được một khoản đầu tư € 0.01.”

Tính số lượng kén hợp tử Eimeria và phân biệt

Trên trang trại Moorkamp, cứ 3-4 ngày mẫu phân được lấy một lần từ nhóm đối chứng và điều trị kể từ 16 ngày tuổi. Đại học Utrecht tính số lượng kén hợp tử mỗi gram (OPG) và phân loại loài Eimeria khác nhau. Tuy kết quả từ hai chu kỳ chưa được công bố nhưng giám đốc sản phẩm Wim Beeks tại Olus Plus. Beeks cho biết: “Trong một chu kỳ, chúng ta thấy cả nhóm đối chứng và điều trị đều có số lượng kén hợp tử cao nhất vào khoảng 21 ngày tuổi. Số lượng kén hợp tử trong nhóm chương trình TriOlus này là 300.000 và nhóm với chương trình coccidiostat là 400.000. Trong chu kỳ 2, OPG bắt đầu tăng ở cả hai trang trại tại cùng một thời gian (ngày 21), ở nhóm đối chứng OPG cao nhất tại ngày 28 so với ngày 24 ở nhóm điều trị. OPG trong nhóm cho ăn theo chương trình coccidiostat vẫn ở mức cao vào thời gian dài hơn so với nhóm TriOlus. Đối với các thành phần, trong cả hai nghiên cứu (chu kỳ một và hai) và trong cả hai nhóm, Eimeria acervulina vượt trội OPG trong tuần thứ ba và thứ tư ở chu trình sản xuất theo mức OPG cao nhất. Ở 16 ngày tuổi, cả hai nhóm cho thấy trung bình 43% Eimeria Acervulina, sang ngày 21 tăng trung bình 75% trong tổng số. Trong nhóm đối chứng, tỷ lệ Necatrix / Praecox là 47% vào ngày thứ 16 so với 17% tổng số trong nhóm TriOlus. Đến cuối mỗi chu kỳ khi OPG giảm và trở nên thấp thì Eimeria Maxima là loài chiếm ưu thế.

Mối quan tâm lớn

Cầu trùng là một vấn đề quan trọng trong ngành công nghiệp gia cầm quốc tế. Do đó, 90% nông dân chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới sử dụng coccidiostats trong thức ăn để ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn. Với khái niệm Olus nhằm góp phần làm giảm sự lây lan của bệnh cầu trùng cũng như cải thiện sức khỏe đường ruột trong chuỗi chăn nuôi gia cầm bền vững. Các chương trình bổ sung hoặc thay thế cho các chương trình coccidiostats thường dùng được toàn thế giới ngày càng quan tâm. Nông dân nuôi gà thịt ở Đức, Ba Lan, Hà Lan, Bỉ và Ukraina tán thành chương trình trong chế độ ăn hoặc nước uống ở gà thịt. Các thử nghiệm sẽ bắt đầu ngay tại Ý, Hungary, Thụy Sĩ và Na Uy. Ngoài ra ngành công nghiệp gia cầm Brazil cũng thể hiện mối quan tâm.

Fuite: “Bên cạnh những kết quả thu thập được trong trung tâm nghiên cứu và các trường đại học hợp tác, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ những người sử dụng lĩnh vực này để xây dựng một hình ảnh tốt hơn. Hiệu suất gà thịt trong lĩnh vực này cho thấy rằng chương trình ba giai đoạn được cân bằng tốt và từng sản phẩm được bổ sung đến hiệu suất của gà thịt.”Nhóm nghiên cứu Olus Plus hiện đang phát triển chương trình nhằm kiểm soát bệnh cầu trùng trong sản xuất gà tây và nuôi gà đẻ.


Có thể bạn quan tâm

thach-thuc-va-giai-phap-de-duong-dau-voi-ve-bet-o-gia-cam Thách thức và giải pháp… benh-cau-trung-ga-phan-1 Bệnh cầu trùng gà (Phần…