Ớt Cách phòng và trị bệnh cây ớt

Cách phòng và trị bệnh cây ớt

Tác giả TrongRauLamVuon, ngày đăng 10/07/2018

Điều quan trọng là phải xử ]ý đất đai, xử lý hạt giống, theo dõi vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh. Bón nhiều phân kali, đạm và các loại phân chứa nhiều đồng, kẽm để tăng thêm sức đề kháng cho cây.

Trồng ớt sừng vàng cho thu nhập 150 triệu - 200 triệu đồng/ha/vụ ở Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

1. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu ăn tạp

Sâu ăn tạp thường hay cắn lá, cắn quá có khi còn cắn ngang thân cây non. Loại sâu này bao gồm sâu xanh, sâu xám…

Để diệt loại sâu này, người ta dùng các loại thuốc sau:

– Decis 2,5 EC nồng độ 0,3 – 0,15 lít/ ha hoặc pha 6 – 13 cc cho bình 8 lít nước rồi đem phun.

– Trebon 10 EC nồng độ 1,5 lít/ ha.

b. Sâu chích hút

Cây bị sâu chích hút lá sẽ nhăn nheo, khô vàng rồi rụng. Sâu chích hút là các loại rầy, rệp và bọ trĩ. Chúng chích hút nhựa cây đồng thời cũng là tác nhân truyền bệnh sang cây ớt. Nếu phát hiện được bệnh thì nên dùng các thuốc sau:

– Sunrni – alpha 5 EC liều 0,3 – 0,75 lít/ ha (8 – 13 cc pha trong bình 8 lít nước).

– Bassa 50 EC liều lượng 1,5 – 2,5 lít/ ha (30 – 40 cc pha với 8 lít nước).

– Mipcin 20 EC: liều 2 – 2,5 lít/ha hay 35 – 40 cc pha với 8 lít nước.

c. Các loại bệnh khác

– Bệnh héo rũ: Do vi khuẩn Psendomonas solanaccorum gây ra. Bệnh này làm lá cây héo rũ.

– Bệnh chết nhanh: Do một loại nấm có tên là Choancphora cucurbitarum gây ra. Loại nấm này làm phá huỷ cấc tế hào bên trong sau đó lan dần ra bên ngoài làm chết từng nhánh cây.

– Bệnh làm chết cây non: Nấm Rhizoctonia solaui pythium tấn công các cây con làm cây chết rũ ở sát gốc. Bệnh này xuất hiện là do đất ẩm và do sử dụng phân chưa hoai.

– Bệnh đốm quả: Do nấm Collectotrichum gây ra. Biểu hiện của bệnh này là trên quả xuất hiện các vòng tròn đồng tâm, vỏ quả bị lõm sâu và đọng nước. Nếu bệnh nặng, các vết nhũn sẽ lây lan dẫn đốn rụng trái. Bệnh đốm quả thường xuất hiện vào mùa mưa.

Để phòng trừ những loại bệnh trên, người ta có thể tiến hành bằng nhiều thao tác.

Điều quan trọng là phải xử ]ý đất đai, xử lý hạt giống, theo dõi vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh.

Bón nhiều phân kali, đạm và các loại phân chứa nhiều đồng, kẽm để tăng thêm sức đề kháng cho cây.

Khi chọn giống nên lấy loại quả tốt, không có vết sâu bệnh phơi khô rồi cất kín. Đối với hạt giống nên xử lý hạt bằng Denlat C50 wp liều lượng 3 – 5g/ lOO gam hạt giống…

Nên cày đất để phơi khô ải ít nhất 10 ngày, dọn sạch rác rưởi, xử lý đất bằng vôi bột để loại trừ mầm bệnh ra khỏi ruộng. Nên luân canh trồng các loại cây khác nhau, không nên trồng cây cùng loại sẽ dễ để lại mầm bệnh.

2. Thu hoạch ớt

Thu hoạch ớt chín

Khi trái chín, quả bắt đầu chuyển sang màu đỏ là có thể thu hoạch được. Ớt tươi dùng để chế biến trực tiếp trong các món ăn hàng ngày. Ớt chín có thể chế biến thành tương.

Thu hoạch ớt rau

Ớt rau thường dùng để xào nấu thay rau vì nó có vị ngọt, không cay. Lấy ớt không nên hái lúc già quá. Phải quan sát khi trái ớt bắt đầu nhạt dần màu xanh thì có thể thu hoạch được. Ớt rau thu hoạch cũng chế biến thành món ăn trực tiếp.

Chế biến ớt bột

Ớt chín phơi khô, đem nghiền thành ớt bột. Ớt bột có thể chế biến thành cari cũng có thể để nguyên chất rồi dùng dần.


Có thể bạn quan tâm

4-buoc-trong-ot-don-gian-hieu-qua 4 bước trồng ớt đơn… thoi-duoi-trai-ot-va-cach-khac-phuc Thối đuôi trái ớt và…