Canh Cánh Lo Tôm "Dính" Oxytetracyline
Các DN vẫn canh cánh nỗi lo có lô hàng bị trả về, và cao hơn là bị mất thị trường quan trọng do dính dư lượng kháng sinh, nhất là Oxytetracyline.
Nguy cơ từ thị trường Nhật Bản
Nỗi lo dư lượng Oxytetracyline thể hiện khá rõ ở thị trường Nhật Bản. Trong quý 1 năm nay, XK tôm sang Nhật Bản tăng trưởng rất ấn tượng. Trong tháng 1, kim ngạch XK tôm sang Nhật Bản tăng tới 64% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 2 tăng 67%, tháng 3 tăng 1,2%. Tính ra, trong cả quý 1, kim ngạch XK tôm tăng 33%.
Nhờ đó, tôm Việt Nam đã trở lại vị trí số 1 tại Nhật Bản khi chiếm giá trị lớn nhất. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay, tôm Việt Nam chiếm 24% giá trị tôm NK vào Nhật Bản, bỏ xa nước đứng thứ 2 là Thái Lan (18%).
Tuy nhiên, từ tháng 4 trở lại đây, XK tôm sang Nhật Bản đã không còn tăng trưởng dương như trong quý 1, mà ngược lại liên tiếp tăng trưởng âm: Tháng 4 giảm tới trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 5 giảm trên 9% …
Nguyên nhân chính là trong mấy tháng qua do vẫn có những lô hàng tôm Việt Nam XK sang Nhật Bản tiếp tục bị phát hiện nhiễm dư lượng Oxytetraxyline. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), cho hay, mặc dù các DN đã rất nỗ lực kiểm soát sản phẩm tôm trong suốt quá trình chế biến, nhưng khi mà tôm đã nhiễm dư lượng Oxytetraxyline ngay ở khâu nuôi của nông dân, thì DN cũng đành chịu.
Nông dân đã gia tăng khá nhiều liều lượng Oxytetracyline trộn vào thức ăn hay cho thẳng xuống ao, nhưng vẫn không ăn thua. Điều này cho thấy Oxytetracyline đã gần như không còn tác dụng phòng trị bệnh tôm.
Vì thế, ông Tùng cho rằng, thay vì khuyến cáo nông dân về dư lượng Oxytetracyline, chỉ cần thông tin rộng rãi rằng chất này đã không còn hiệu quả phòng trị bệnh tôm, chắc chắn nhiều nông dân sẽ không còn lạm dụng Oxytetracyline nữa.
Chính vì thế, nếu tình trạng sử dụng Oxytetracyline trong nuôi tôm vẫn chưa được khắc phục, nhiều khả năng trong những tháng cuối năm nay, XK tôm sang Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm. Không những thế, XK tôm sang EU cũng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi ở thị trường này, các cơ quan chức năng cũng đã có cảnh báo về dư lượng Oxytetracyline trong tôm NK từ Việt Nam.
Thay đổi cách khuyến cáo nông dân
Thực tế nuôi tôm trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy, tình trạng nông dân lạm dụng kháng sinh đang khá phổ biến, khi mà giá tôm quá hấp dẫn, người ta đang ồ ạt nuôi tôm ở khắp các vùng ven biển.
Hàng loạt tỉnh ven biển đang có tình trạng nông dân đua nhau phá vỡ quy hoạch nuôi tôm. Thậm chí ở Sóc Trăng, đã xuất hiện tình trạng nông dân đào ao ngay giữa ruộng mía hay giữa ruộng lúa để nuôi tôm.
Do nông dân ồ ạt nuôi tôm bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng về mùa vụ, thời tiết, môi trường…, nên dịch bệnh trên tôm trong nửa đầu năm nay tiếp tục xuất hiện trên diện rộng. Và để phòng trị bệnh cho tôm, nhiều nông dân đã sẵn sàng lạm dụng các loại kháng sinh, kể cả các kháng sinh cấm. Ngay chính một số DN cũng tiếp tay cho thực trạng này.
Ông Nguyễn Văn Buội, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre, cho hay, có những DN đi NK bột Oxytetracyline về không qua xử lý, chế biến thành các loại thuốc, cho người đem thẳng xuống các vùng nuôi bán cho nông dân. Nông dân mua về cứ việc cho thẳng Oxytetraxyline xuống ao nuôi. Mà trong nuôi trồng thủy sản, đây là hành vi bị cấm.
Theo ông Tùng, cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận, nếu các cơ quan chức năng, DN, hiệp hội vẫn tiếp tục khuyến cáo nông dân rằng, lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm sẽ gặp khó khăn trong XK, thì sẽ không có tác dụng.
Bởi hầu hết nông dân không quan tâm tới việc con tôm có dư lượng kháng sinh hay không. Vì khi dùng kháng sinh để phòng trị bệnh trên tôm, họ chỉ cần biết loại kháng sinh đó có hiệu quả hay không. Mà thực tế nuôi tôm hiện nay cho thấy, chất Oxytetracyline đã gần như không còn hiệu quả.
Oxytetracyline là loại kháng sinh có tác dụng kiềm khuẩn, tức là kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn trong một thời gian nào đó. Quá thời hạn ấy, nếu không sử dụng tiếp, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển gây bệnh cho tôm. Trước đây, sau khi ngưng sử dụng Oxytetracyline trong 10-15 ngày, tôm vẫn khỏe. Nhưng hiện nay, ở Ninh Thuận, nông dân ngưng sử dụng tôm trong khoảng 5 ngày là tôm bị bệnh liền.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ