Chàng trai Thái Bình nuôi tôm lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm
Từ vốn đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng để bắt đầu mô hình nuôi tôm năm 2011 đến nay anh Vũ Văn Của, thôn Bạch Đằng, xã Thái Thượng (Thái Thụy) đã lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm.
Anh Của giới thiệu về mô hình nuôi tôm công nghiệp của gia đình.
Năm 2011, anh Của thầu khoán của xã Thái Thượng 2ha đầm ngoài đê để nuôi trồng thủy sản. Ban đầu anh bỏ ra 250 triệu đồng đầu tư nuôi 20 vạn tôm sú giống xen với 1.000 cua xanh và rau câu. Sau 4 tháng, anh thu lãi hơn 100 triệu đồng từ tôm, cua và rau câu. Từ số lãi có được, anh mạnh dạn tái đầu tư, mở rộng số lượng tôm và cua giống. Nhờ vậy, trung bình mỗi năm anh thu về 160 triệu đồng tiền lãi từ mô hình trên.
Anh Của tâm sự: Tiềm năng và lợi thế của Thái Thượng là biển. Không chỉ vươn khơi, bám biển mà còn tận dụng được vùng đầm, bãi ngoài đê để nuôi trồng thủy sản. Con ngao, con tôm, con cá đã nuôi sống biết bao đời người dân Thái Thượng. Tuy nhiên, việc nuôi tôm, nuôi cá vẫn theo hình thức quảng canh mỗi năm chỉ được 1, 2 vụ mà năng suất thấp.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp giúp anh Của có thu nhập cao.
Qua tìm hiểu trên internet, anh Của nhận thấy việc nuôi tôm xen cua và rau câu dù có lãi nhưng với diện tích như vậy nếu đầu tư theo công nghệ mới sẽ cho lãi gấp nhiều lần phương thức nuôi truyền thống. Từ số vốn tích lũy cùng với vay thêm vốn, năm 2015, anh bắt đầu đầu tư cải tạo các đầm theo hướng trải bạt lót nền đáy ao và dựng khung nhà bạt ở các đầm nuôi.
Với cách làm này, anh chủ động giữ được nhiệt độ ở các ao nuôi cũng như hạn chế tối đa tác động của môi trường bên ngoài đối với tôm. Năm 2017, anh xin với địa phương cho thầu thêm 1,5ha để mở rộng diện tích chuyên canh tôm. Đất khó chẳng phụ công người, tôi đã được đền đáp xứng đáng.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp đang là hướng đi mới giúp người dân xã Thái Thượng làm giàu.
Theo anh Của: hiện nay, gia đình anh có 7 ao nuôi tôm theo hướng công nghệ cao và 4 ao nuôi tôm giống và dự trữ, điều hòa nguồn nước với tổng diện tích 3,5ha. Mỗi năm, gia đình anh thu được 56 tấn tôm thương phẩm. Với giá bán trung bình là 190.000 đồng/kg thì doanh thu bình quân từ mô hình là 10,6 tỷ/năm, trong đó, lãi khoảng 4,6 tỷ đồng. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động và 10 lao động làm việc thời vụ với mức lương bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Anh là gương mặt tiêu biểu duy nhất đại diện cho tuổi trẻ nông thôn Thái Bình cùng 50 gương mặt trẻ nông thôn toàn quốc nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2018.
Ông Đỗ Khắc Bằng, Chủ tịch UBND xã Thái Thượng khẳng định: Những năm gần đây, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghiệp cho hiệu quả kinh tế rất cao, trong số đó có anh Vũ Văn Của. Anh không chỉ tham gia phát triển kinh tế gia đình, là những người tiên phong đưa công nghệ vào nuôi tôm mà còn còn tích cực tham gia công tác đoàn, hội ở địa phương. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang là hướng đi mới, giúp nhiều hộ dân Thái Thượng có cuộc sống sung túc cũng là cơ sở để địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển để phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ