Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P4)
Độ pH (thước đo độ chua hoặc kiềm)
Độ pH hoặc nồng độ của các ion hydro (H +) có trong nước ao là thước đo độ axit hoặc kiềm. Thang đo độ pH có mức từ 0 – 14 với 0 là chỉ tình trạng nhiễm acid cao nhất và 14 là nhiễm kiềm cao nhất. pH bằng 7 là mức trung hòa, mức thông thường trong nuôi trồng thủy sản là 7 – 9 (tối ưu là 7.5 tới 8.5). Nước với mức độ kiềm cao (pH > 9) là cực kỳ nguy hiểm tương tự như khi chất độc ammoniac tăng cao. Nhiệt độ càng cao, tôm càng nhạy cảm hơn với sự thay đổi độ pH.
Đây là một chỉ số hóa học quan trọng cần được lưu ý vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác của các sinh vật trong ao. Một phạm vi nhất định của độ pH (pH 6.8 – 8.7) cần được duy trì để đạt được sự phát triển và sản xuất mong muốn.
Trong bán thâm canh, phạm vi tối ưu nằm trong khoảng pH bằng 7.4 – 8.5. pH bằng 7 là mức trung tính, nước sẽ có tính acid nếu pH thấp hơn 7 và trên 7. Độ pH trong nước ao thay đổi chủ yếu do ảnh hưởng của khí carbon dioxide và các ion trong trạng thái cân bằng với nó.
Có thể thay đổi độ pH bằng cách: a) Axit hữu cơ, được sản xuất bởi các vi khuẩn kỵ khí (" formers axit") từ protein, carbohydrate và chất béo từ thức ăn dư thừa; b) Axit vô cơ với pH bằng 7 như axit sulfuric (đất axit sulfate), có thể được rửa sạch từ đê điều trong mùa mưa và c) Sử dụng vôi
Cũng như oxy hòa tan, một xu hướng biến đổi vào ban ngày do liên quan đến mật độ và sự quang hợp cũng xảy ra với độ pH. Điều này là do khí carbon dioxide cần thiết cho sự quang hợp được tích lũy thông qua hô hấp của cây vào ban đêm. Nó đạt đỉnh trước bình minh và ở mức tối thiểu khi có sự quang hợp với cường độ cao. Tất cả sinh vật hô hấp và sản sinh CO2 một cách liên tục.
Tỷ lệ sản xuất CO2 phụ thuộc vào mật độ sinh vật. Tỷ lệ tiêu thụ CO2 phụ thuộc vào mật độ các sinh vật phù du. CO2 có tính axit và nó làm độ pH trong nước giảm xuống. Vào lúc độ pH xuống thấp, CO2 sẽ trở thành hình thức chi phối của cacbon và số lượng bicarbonate và cacbonat sẽ giảm. Sự tiêu thụ CO2 trong quá trình quang hợp khiến độ pH đạt mức cao nhất vào buổi chiều và sự tích tụ khí CO2 khi trời tối khiến độ pH giảm xuống mức thấp nhất trước bình minh.
Độ pH cần được theo dõi khi ở mức độ thấp lúc bình minh và ở mức cao vào buổi chiều. Mức độ biến động ngày đêm này phụ thuộc vào mật độ của các sinh vật sản xuất và tiêu thụ CO2 và khả năng đệm của nước ao (dung lượng bộ đệm lớn hơn khi độ kiềm cao hơn).
Tức là độ biến động của pH là không lớn trong môi trường ao có tính kiềm cao. Độ kiềm trên 20 ppm CaCO3 thích hợp trong ao nuôi tôm sú/tôm thẻ. Sự can thiệp như xả nước trong ao để giảm độ pH được khuyến khích khi mức biến động pH lớn giữa ngày và đêm.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thấy rằng sự biến động mạnh mẽ của pH sẽ gây ra căng thẳng cho sinh vật trong ao. Thông thường, cần duy trì sự biến động hàng ngày trong phạm vi 0,4. Kiểm soát độ pH là điều cần thiết để giảm thiểu độc tính ammonia và H2S.
(Còn tiếp)
Source (trích lục): WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA
Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ