Tin nông nghiệp Chuyển đổi mô hình trồng mít ruột đỏ

Chuyển đổi mô hình trồng mít ruột đỏ

Tác giả Huỳnh Đức, ngày đăng 15/07/2019

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có trên 1,7 ngàn cơ sở chế biến sản phẩm từ dừa. Riêng tại địa bàn TP. Bến Tre có hơn 260 cơ sở.

Ông Phạm Thành Thái bên gốc mít tơ vừa cho trái chiếng. Ảnh: H.Đức 

Giá dừa xuống thấp trong những năm qua đã khiến cho nông dân và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, đời sống. Nhiều nhà nông, doanh nghiệp đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có múi hoặc kết hợp trồng xen dừa với các loại cây trồng khác, trong đó có Công ty TNHH MTV xuất khẩu dừa và nông sản Quốc Thắng (Công ty Quốc Thắng), TP. Bến Tre.

Giám đốc Công ty Quốc Thắng Phạm Thành Thái cho biết: “Trước đây, vào những năm 2010 - 2014, bình quân mỗi năm công ty xuất bán được từ 9 - 10 ngàn tấn thạch dừa thô và khoảng 200 ngàn dừa trái, giải quyết mỗi ngày hơn 60 lao động thường xuyên. Từ sau năm 2014, do hàng bán chậm nên công ty chỉ giữ lại khoảng 10 lao động thường xuyên/ngày để hoạt động cầm chừng. Công ty đang từng bước chuyển đổi sang mô hình sản xuất khác mang lại hiệu quả kinh tế hơn”.

Đồng thời, ông chịu khó nghiên cứu thị trường, tham quan thực tế, tìm hiểu về giống, đặc điểm, năng suất, điều kiện sống của cây mít ruột đỏ (giống Thái). Khoảng tháng 9-2017, ông Thái đã mạnh dạn đầu tư trồng 10 ngàn gốc mít ruột đỏ trên đất vườn của mình và người thân, bỏ công chăm sóc cẩn thận. Đến nay, vườn mít của ông phát triển tốt, có nhiều cây đã cho trái chiếng.

“Hy vọng rằng đến cuối năm nay, Công ty Quốc Thắng sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm như mít trái, mít sấy, xoài sấy và nhiều hàng nông sản khác”, ông Thái chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

lam-giau-tu-chan-nuoi-tong-hop Làm giàu từ chăn nuôi… trong-ot-cho-trai-ngot Trồng ớt cho trái ngọt