Mô hình kinh tế Cơ Hội Phát Triển Cây Trồng Biến Đổi Gen

Cơ Hội Phát Triển Cây Trồng Biến Đổi Gen

Ngày đăng 28/02/2012

Trên thế giới đã có gần 20 năm trồng GMC, rủi ro rất ít. VN không nên bỏ qua khi lợi ích từ GMC đang được nhiều nước trên thế giới công nhận. Chỉ tính riêng năm 2011 đã có thêm 12 triệu ha được đưa vào canh tác, tăng 8% so với năm 2010, và tăng gấp 94 lần so với năm 1996- thời điểm GMC được thương mại hóa toàn cầu.

GMC đã mang lại lợi ích kinh tế xã hội và môi trường bền vững. Mức tăng ứng dụng cao chưa từng thấy là minh chứng cho niềm tin của ngày càng nhiều nước và hàng triệu nông dân trên thế giới đối với GMC”, ông Clive James nói.
Báo cáo của TS James cũng cho thấy, năm 2011 GMC đã được 16,7 triệu nông dân các nước đưa vào canh tác trên diện tích hơn 160 ha, trong số đó có 10 nước công nghiệp và 19 nước đang phát triển. Với diện tích trồng GMC tăng tới 94 lần năm 1996, cây trồng mang tính CNSH trở thành một trong những lĩnh vực được đưa vào ứng dụng thực tế nhanh nhất trong lịch sử.
TS James nêu một ví dụ, nông dân là những đối tượng không thích sự rủi ro. Tuy nhiên, trong năm 2011 có tới 7 triệu hộ nông dân nhỏ ở Trung Quốc và gần 7 triệu hộ khác ở Ấn Độ đã quyết định trồng tới gần 15 triệu ha bông chuyển gen. Điều này cho thấy họ đã nhận thức được đầy đủ lợi ích của loại cây trồng này.
TS Randy A. Hautea, điều phối viên toàn cầu của cương trình GMC cho biết, diện tích GMC tại các nước đang phát triển chiếm 50% diện tích GMC trên toàn cầu trong năm ngoái. Và năm nay, dự kiến diện tích này tại các nước đang phát triển sẽ tăng nhanh gấp 2 lần các nước công nghiệp với mức tăng khoảng 11% so với mức tăng 5% tại các nước công nghiệp.
“Đa tính trạng là một đặc tính quan trọng của GMC. Đặc điểm này của CCG phù hợp với diện tích và trình độ canh tác của đại đa số nông dân tại các nước đang phát triển. Điều đó lý giải vì sao diện tích GMC tăng nhanh tại khu vực này”, TS Randy phân tích.
Tại VN, sau hơn 5 năm thử nghiệm cây ngô biến đổi gen, Bộ NN- PTNT cho biết, các kết quả thu được rất khả quan. Theo đó, các nhà khoa học nông nghiệp của VN khẳng định vai trò tích cực của GMC trong việc lai tạo các giống mới cho năng suất chất lượng cao, đặc biệt trong bối cảnh lương thực đang ngày càng khan hiếm.
"Mục tiêu đưa ba giống cây ngô, đậu, bông trên khảo nghiệm trước do xuất phát từ nhu cầu phục vụ chăn nuôi ở VN rất lớn, trong khi các cây trồng thường cho năng suất thấp, hàng năm vẫn phải nhập lượng lớn từ nước ngoài. Do đó, nếu ứng dụng GMC thì VN sẽ nâng cao SX, tiết kiệm tiền nhập, đồng thời bình ổn chăn nuôi", ông Toản dự đoán.
“Nhận thức rõ, GMC vừa là cơ hội vừa là thách thức nên VN đã hết sức thận trọng trong việc khảo cứu, trồng thử nghiệm loại cây này trước khi nhân đại trà. Bắt đầu trồng thử nghiệm từ năm 2006 với GMC đầu tiên là cây ngô, đến nay các kết quả thu được rất khả quan”, TS Nguyễn Văn Toản, chuyên gia Viện Khoa học Nông nghiệp VN khẳng định.
Theo TS Toản, kế hoạch phát triển GMC ở VN chia làm 3 giai đoạn, cụ thể 2006- 2010 bắt đầu thử nghiệm một số giống trên đồng ruộng; 2010- 2015 đưa một số giống cây vào SX; đến 2020 diện tích một số giống GMC như ngô, bông, đậu tương đạt từ 30- 50%.
“Hiện tại, VN đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch với những GMC như lúa có hàm lượng vitamin A cao; ngô kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu; đậu tương kháng sâu, kháng hạn; xoan tăng chất lượng gỗ; đu đủ kháng virus gây bệnh đốm vòng; bông kháng sâu, chịu hạn. Mục tiêu chính trong kế hoạch này chính là đánh giá biểu hiện của gen trong điều kiện ruộng đồng VN và đánh giá an toàn sinh học với môi trường”, TS Toản cho hay.


Có thể bạn quan tâm

dau-khoang-sk-enspray-99ec DẦU KHOÁNG SK ENSPRAY 99EC dau-khoang-tru-sau-hai-cay-trong Dầu Khoáng Trừ Sâu Hại…