Tin thủy sản Công nghệ cho phép nuôi trồng thủy sản chấp hành giãn cách xã hội

Công nghệ cho phép nuôi trồng thủy sản chấp hành giãn cách xã hội

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 17/07/2020

Những người sáng tạo thuật toán và nhà khoa học dữ liệu tập hợp các giải pháp dành cho người chăn nuôi ngay cả khi họ không thể ở gần trang trại

Một công nhân tại trang trại cá hồi Cedar Crest ở Ontario, Canada trông nom trang trại của công ty. Hình ảnh minh họa của Wittaya Aqua.

Khi đại dịch virut corona tiếp tục bùng phát, liệu công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp ngành nuôi trồng thủy sản tìm ra con đường tiến lên phía trước hay không?

Sự gián đoạn thị trường, giảm hoặc đình chỉ sản xuất và nhu cầu thủy sản giảm xuống là một trong nhiều tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản khi đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát. Nhiều công ty trong số các công ty sáng tạo vẫn đang mang trên mình cái mác "khởi nghiệp" đang cung cấp hỗ trợ cùng với một loạt các sáng kiến.

Tại Ấn Độ, công ty khởi nghiệp nuôi trồng thủy sản phát triển hoàn chỉnh công nghệ Aquaconnect đã ra mắt đường dây hỗ trợ COVID-19 dành cho người chăn nuôi tôm. Công ty đang cung cấp hỗ trợ từ xa về quản lý trang trại và giúp người chăn nuôi điều hướng cung, cầu và hậu cần. Công ty cũng hợp tác với các nhà chế biến và xuất khẩu để đưa người chăn nuôi tiếp xúc với những người mà họ vẫn đang mua tôm.

"Chúng tôi hướng tới mục tiêu cung cấp sự hỗ trợ và thông tin đầy đủ cho người chăn nuôi trong trận đại dịch này. Chúng tôi tin rằng nỗ lực hợp tác của chúng tôi với các bên liên quan khác trong ngành sẽ giúp người chăn nuôi giảm thiểu những thách thức từ lệnh đóng cửa do ảnh hưởng của COVID-19 trên toàn quốc," Giám đốc điều hành của Aquaconnect - ông David Rajamanohar Somasundaram nói với tờ Advocate.

Có nhiều nhà hàng bị đóng cửa hoặc có ít khách hàng do thực hiện giãn cách xã hội theo các hướng dẫn sức khỏe hiện hành, doanh số bán hàng tại Nhật Bản đang giảm xuống. Bởi vì các sản phẩm hải sản thường đắt hơn nên khách hàng đang cắt giảm chi tiêu khi xét thấy cần thiết hoặc mua nhiều thực phẩm không dễ bị hỏng.

Trước vấn đề này, nhà cung cấp công nghệ nuôi trồng thủy sản Umitron đang giúp đỡ những người chăn nuôi cá ở Nhật Bản điều chỉnh theo điều kiện thị trường mới. Một chiến dịch gây quỹ cộng đồng cùng với Akasaka Fisheries, một nông dân nuôi cá biển đỏ đang kết nối trực tiếp người tiêu dùng với người chăn nuôi để nâng cao nhận thức về các biện pháp canh tác bền vững. Khi Nhật Bản gỡ bỏ được tình trạng khẩn cấp thì khách hàng sẽ có thể ghé thăm các nhà hàng đang phục vụ các sản phẩm của Akasaka Fisheries, xem video và nhận thông tin về con cá mà họ đang ăn. Điều này sẽ tạo ra một số hình thức cứu trợ dành cho những người chăn nuôi và các nhà hàng đang tham gia chiến dịch, Andy Davison - giám đốc sản phẩm tại Umitron nói.

Các ứng dụng điện thoại di động giữ cho những người làm việc trong ngành nuôi trồng thủy sản kết nối với các qui trình hoạt động của họ ngay cả khi họ không thể có mặt trực tiếp tại trang trại. Hình ảnh minh họa của Umitron.

"Chúng tôi muốn chia sẻ những câu chuyện của những người chăn nuôi và mở mang tầm mắt cho những khách hàng để thấy được sự chăm chỉ lao động và cống hiến để phát triển hải sản chất lượng cao. Làm cho khách hàng nhận thức được những nỗ lực đáng kể của người chăn nuôi là bước ngoặc đầu tiên trong việc tạo ra sự giúp đỡ nhiều hơn," ông nói.

Khi nhiều người nông dân ở nhà tuân thủ các quy định giãn cách xã hội thì máy cho ăn thông minh tự động CELL của Umitron lại đang chứng tỏ lợi thế. Thiết bị thu thập dữ liệu để tối ưu hóa việc cho ăn và được quản lý từ xa thông qua ứng dụng dựa trên dữ liệu đám mây trên thiết bị di động. Điều này cho phép người chăn nuôi cho cá ăn và giám sát cá của họ mà không cần phải ở tại trang trại của họ. Truy cập dữ liệu từ xa, dự báo và tích hợp với dữ liệu phần cứng đang đăng nhập và hệ thống cho ăn tự động có khả năng phát triển lâu dài nhằm giúp giảm sự phụ thuộc của trang trại vào nhân công.

Nuôi trồng thủy sản thậm chí có thể dựa trên điều khiển dữ liệu nhiều hơn và áp dụng công nghệ mà sẽ mang lại lợi ích cho người nông dân và người tiêu dùng nhờ vào việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tạo ra tính minh bạch.

"Chúng tôi vui mừng rằng ứng dụng CELL có thể giúp người nông dân ứng biến hơn trong giai đoạn thử thách này, kể cả một số công việc phải đích thân thực hiện vẫn được yêu cầu trong thời gian gián đoạn kéo dài như thế này," ông Davison nói.

Công ty quản lý trang trại thông minh Canada Wittaya Aqua cũng đang giúp giảm nhu cầu cho người nông dân phải có mặt thường xuyên ở trang trại. Nền tảng dữ liệu lớn trên đám mây của Wittaya AquaOp hoạt động trên nhiều loài bằng cách dự báo chính xác quỹ đạo tăng trưởng và nhu cầu về thức ăn. Người nông dân có thể đưa ra quyết định sớm để làm chậm lại quá trình sản xuất cho đến khi thị trường được hồi phục, trong khi các chiến lược cho ăn giúp họ giảm lượng thức ăn đang nuôi dưỡng vật nuôi của họ (nhờ đó giảm chi phí thức ăn) và kéo dài thời gian tăng trưởng bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của động vật (giảm mức độ cần thiết phải loại bỏ động vật) cho đến khi giá cả tăng trở lại.

Evan Hall - người đồng sáng lập của Wittaya Aqua cho biết "các mô hình và thuật toán của chúng tôi là chính xác trong thời gian dài với rất ít dữ liệu được đưa vào từ các trang trại." "Cũng như giúp các trang trại hoạt động như bình thường, chúng tôi đang tìm cách hợp tác với các công ty khác để cung cấp các giải pháp canh tác thông minh nhằm mang đến cho các trang trại một gói dịch vụ toàn diện hơn."

Những khó khăn trong việc bán hàng đã khiến người nông dân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trì hoãn thu hoạch, điều đó có nghĩa là họ đang ngồi trên đống hàng tồn tốn nhiều tiền mà không chắc chắn tương lai, Flavio Corsin - Giám đốc Chương trình Nuôi trồng Thủy sản tại tổ chức phi chính phủ Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH. Nhưng công nghệ và trí tuệ nhân tạo cũng có thể mô hình hóa sản xuất so với giá cả để có thể đưa ra lời khuyên về các chiến lược có lợi nhất như nên thu hoạch khi nào hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu một người nông dân tiếp tục chờ đợi. Nó cũng có thể cung cấp thông tin về cách giảm thiểu các rủi ro bệnh tật, dữ liệu về nhu cầu và giá cả thị trường và thông tin về các tổ chức tài chính để họ có thể hỗ trợ tài chính cho các trang trại.

"Một số công ty mà chúng tôi hợp tác cung cấp dịch vụ cho những người nông dân và người tham gia vào chuỗi giá trị và có giao thiệp tốt trong ngành nuôi trồng thủy sản. Hiện tại, họ đang ở cương vị hỗ trợ người nông dân tìm kiếm thị trường trong những thời điểm khó khăn này hoặc nhanh chóng chuyển thông tin từ chính phủ đến tai những người nông dân. Điều này có thể làm tăng khả năng phục hồi không chỉ đối với người nông dân mà còn đối với chính ngành nuôi trồng thủy sản," ông Corsin nói.

Juliette Alemany của VerifiK8 cho biết, "đối với các kiểm toán viên không thể thực hiện kiểm tra tại chỗ, giờ là lúc để phản ánh về cách công nghệ có thể hỗ trợ cho việc tuân thủ giãn cách xã hội như thế nào. Hình ảnh minh họa của Verifik8.

Juliette Alemany là một nhà khoa học dữ liệu và là quản lý dự án tại VerifiK8. Đây là một công ty tư vấn có trụ sở tại Bangkok, chuyên cải thiện tính bền vững của chuỗi cung ứng thông qua công nghệ. Mặc dù những người nông dân ở Thái Lan không thể bán được nhiều sản phẩm như trước đây nhưng những người đã thích nghi với công nghệ sẽ có một lợi thế, cô nói. Ngoài việc xác định các kênh bán hàng quốc tế mới bằng cách giúp các bên liên quan cải thiện tính bền vững của chuỗi cung ứng thì trang web và ứng dụng di động của VerifiK8 hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và sẵn sàng kiểm tra để có được bằng chứng nhận. Với tác động lâu dài tiềm tàng đối với hành vi của người tiêu dùng và nhận thức rõ ràng hơn về thực phẩm được sản xuất có trách nhiệm, Alemany tin rằng bằng chứng nhận sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản và các trang trại có thể sẽ hành động nhanh chóng để đạt được bằng chứng nhận hoặc đạt được một mức độ tuân thủ nhất định để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.

"Đối với các kiểm toán viên không thể thực hiện kiểm tra tại chỗ, bây giờ là lúc để phản ánh về cách công nghệ có thể hỗ trợ việc tuân thủ giãn cách xã hội. Nó có thể góp phần to lớn vào việc định hình lại bối cảnh cấp giấy chứng nhận bằng cách đưa ra các giải pháp để xác nhận dữ liệu từ xa và tăng tính hiệu quả của quá trình kiểm tra," cô nói.

Đại dịch coronavirus có thể không dừng lại sớm được nhưng nó có thể làm cho các bên liên quan trong ngành nuôi trồng thủy sản xem xét lại một loạt các yếu tố như những rủi ro khó dự đoán và an toàn sinh học. Do các loại vi-rút mới thường phát sinh trong nuôi trồng thủy sản giống như cách mà COVID-19 phát sinh trong quần thể loài người nên đại dịch buộc người nông dân phải đưa ra các kế hoạch kiểm soát rủi ro và khủng hoảng.

Các bên liên quan cũng có thể nhận ra các vấn đề của chuỗi cung ứng bị phá vỡ và sự cần thiết phải tăng cường thắt chặt hợp tác giữa các trang trại và nhà chế biến, Alemany nói.

"Tại Việt Nam, chúng ta đang chứng kiến những người nông dân lo sợ biến động thị trường và lưỡng lự không quyết đối với vật nuôi," cô nói. "Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt tôm và cá cho các nhà máy chế biến, nhưng mỗi bên liên quan phải giao kết để cùng trải qua thời điểm tồi tệ (và thời điểm tốt). Mối quan hệ và niềm tin giữa những người nông dân, nhà chế biến và người mua là chìa khóa. Hy vọng trận đại dịch này sẽ cải thiện sự cân bằng trong mối quan hệ giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng và hỗ trợ liên lạc tốt hơn thông qua công nghệ."

"Nuôi trồng thủy sản thậm chí có thể dựa trên điều khiển dữ liệu nhiều hơn và áp dụng công nghệ mà sẽ mang lại lợi ích cho người nông dân và người tiêu dùng nhờ vào việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tạo ra tính minh bạch.” Corsin nói. "Hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ gây bệnh và nhu cầu về an toàn sinh học sẽ giúp kiểm soát bệnh dịch và chúng ta có thể thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của thị trường địa phương vào sản lượng tại địa phương."


Có thể bạn quan tâm

su-dung-dung-cach-men-vi-sinh-khi-nuoi-thuy-san Sử dụng đúng cách men… uong-thu-nghiem-ca-dia-trong-ao-va-long-nuoi Ương thử nghiệm cá dìa…