Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi
Đặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Cũng giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axit amin thiết yếu, chúng tiêu hóa cácbon hyđrát tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrát và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 – 22%. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Để giải quyết vấn đề này, một số nghiên cứu đã được tiến hành.
Thử nghiệm cho ăn
Thử nghiệm 1:
So sánh hiệu suất của 2 loại thức ăn cho cá rô phi (loại 20 và loại 25% protein thô), thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ thả nuôi trong 8 lồng 100m3, với mật độ 5000 con/lồng. Treo các lồng trong ao có diện tích 1 ha, 4 lồng đầu nuôi trong 144 ngày cho cá ăn adlimitum 4 lần/ngày. Độ mặn 15 – 18 ppt và ôxy hòa tan được duy trì ở mức 3,5ppm (tối thiểu). Nhiệt độ nước trong thời gian thử nghiệm 28 – 320C. Ao được trang bị 2 quạt nước để lưu thông nước.
Kết quả: Không có sự khác nhau nhiều trong các lồng về cân nặng trung bình và tỉ lệ trao đổi thức ăn. Chỉ có sự khác nhau đáng kể là tăng cân nặng trung bình/ngày của cá. Chi phí cho loại thức ăn chứa 20 và 25% protein tương ứng là 0,322 và 0,388 USD/kg (giá ở Thái Lan).
Với cùng tỷ lệ trao đổi thức ăn như nhau, cá ăn thức ăn chứa 20% protein có chi phí SX tương đối thấp.
Thử nghiệm 2:
Xác định ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến sự tăng trưởng của cá rô phi.
Cá rô phi lai đỏ có trọng lượng trung bình 320g được nuôi trong 12 lồng, thể tích mỗi lồng 100m3, mật độ 3800 con/lồng. Các lồng được treo trong ao rộng 1 ha và được ăn thức ăn chế biến sẵn trong các quá trình nuôi. Cá được cho ăn ad libitum hai, ba và bốn lần/ngày. Sử dụng thức ăn chứa 25% protein trong 60 ngày thử nghiệm.
Kết quả: Có sự khác nhau đáng kể trong quần thể về trọng lượng cá trung bình, tỷ lệ trao đổi thức ăn và khối lượng tăng trung bình hàng ngày. Cho ăn ad libitum ba và bốn lần/ngày thích hợp cho cá rô phi trong giai đoạn tăng trưởng. Cho ăn 2 lần/ngày dẫn đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn nhiều hơn.
Chế độ cho ăn: Đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể trong 1 ngày. Cá có trọng lượng 250 – 400g thì thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 15% trọng lượng cơ thể. Đối với những loài nuôi trong nước biển thì hàng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể.
Hình thức nuôi
Nuôi cá rô phi lồng: Nuôi lồng có vốn đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với nuôi ao và nuôi bể. Cụ thể là cá được nuôi với mật độ cao và được cho ăn toàn bộ. Mật độ nuôi phải tùy theo lượng ôxy có trong nước nuôi.
Kết hợp nuôi ao và nuôi lồng: Việc kết hợp này cho phép quản lý số lượng cá thể và thu hoạch cá. Cho cá ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa 20 – 32% protein thô. Các cuộc thử nghiệm nhằm xác định hiệu suất nuôi cá rô phi lồng (100m3/lồng) trong điều kiện độ mặn 15 – 20ppt và nhiệt độ 28 – 320C, với năng suất 20,4; 20,9 và 21,2 tấn/ha/vụ, tương ứng với thời gian nuôi là 143; 154 và 167 ngày. Mật độ thả 16300; 16500; 15300 tương ứng với trọng lượng cá là 127g; 149g và 145g. Các ao nuôi được lắp đặt các guồng quạt nước.
Lời khuyên về chế độ cho ăn: Cá rô phi có thói quen ăn uống đa dạng, nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng rất linh hoạt.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ