Cá rô phi Cúc chỉ thiên kích thích miễn dịch trên cá rô phi

Cúc chỉ thiên kích thích miễn dịch trên cá rô phi

Tác giả Như Huỳnh (lược dịch), ngày đăng 11/04/2020

Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để đánh giá tác dụng của bột cúc chỉ thiên đối hiệu suất tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá rô phi.

Từ nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh dẫn đến quá trình thâm canh hóa cùng với tình hình biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng cá luôn bị stress và hậu quả cuối cùng là sự bùng phát bệnh. Nhiễm khuẩn được coi là một trở ngại đáng kể trong nuôi trồng thủy sản thâm canh vì chúng gây ra thiệt hại nặng nề trong sản xuất. Khi dịch bệnh bùng phát bà con hay sử dụng kháng sinh và hóa chất để điều trị bệnh, tuy nhiên, áp dụng những  biện pháp này đã làm xuất hiện những dòng vi khuẩn kháng thuốc và tác động xấu đến môi trường nước.

Trong thời gian gần đây, việc sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm khuẩn đang ngày càng trở nên phổ biến, do có nhiều ưu điểm như: dễ tìm kiếm, giá thành thấp, hoạt tính kháng khuẩn cao, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ, thân thiện với môi trường và không gây nên hiện tượng đề kháng thuốc (Rattanachaikunsopon và Phumkhachorn, 2009). Trong đó, cúc chỉ thiên được xem là cây thuốc  có thể thay thế cho kháng sinh và hóa trị liệu để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi cá rô phi. 

Cúc chỉ thiên hay còn gọi là chân voi nhám, cỏ lưỡi mèo, bồ công anh (tên khoa học Elephantopus scaber), là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Giống cây này rất phổ biến tại Việt Nam, xuất hiện từ Bắc đến Nam. Thường mọc hoang ở ven đường hoặc mọc trên những bãi cỏ khô. Ngoài ra còn xuất hiện ở một số nước ở một số nước ở Châu Á như Malaixia, philipin, Indonexia, Miến Điện, Thái Lan.  Theo y học cổ truyền, cây cúc chỉ thiên có  vị đắng, tính mát có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt và điều trị một số bệnh như cảm, sốt, ho... Ngoài ra có tác dụng kháng khuẩn. Do đó, nghiên cứu được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của cúc chỉ thiên lên hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá rô phi (Oreochromis niloticus)

Nghiên cứu ứng dụng cúc chỉ thiên lên cá rô phi

Trong nghiên cứu này, năm liều chiết xuất từ cúc chỉ thiên đã được thêm vào chế độ ăn cơ bản ở mức 0, 2.5, 5, 10 và 20 g/kg thức ăn của cá giống cá rô phi (trọng lượng ban đầu 13,92 ± 0,06 g). Sau 4 và 8 tuần sau khi cho ăn, cá đã được lấy mẫu để xác định ảnh hưởng của chiết xuất từ cúc chỉ thiên bổ sung đến hiệu suất tăng trưởng của cá, phản ứng miễn dịch và chất nhầy của da. Sau 8 tuần sau khi cho ăn, cá được cảm nhiễm với Streptococcus agalactiae và theo dõi tỉ lệ sống.

Kết quả

Cá ăn chiết xuất từ cúc chỉ thiên cho thấy tăng lysozyme huyết thanh, peroxidase huyết thanh, thực bào và hoạt động hô hấp so với nhóm đối chứng (P <0,05). Chất nhầy lysozyme và peroxidase được kích thích trong chế độ ăn chiết xuất từ cúc chỉ thiên cho cá ăn. 

Chế độ ăn uống bao gồm chiết xuất từ cúc chỉ thiên đáng kể (P<0,05) thúc đẩy trọng lượng cơ thể cuối cùng, tăng cân và tốc độ tăng trưởng cụ thể và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) đã được quan sát thấy ở cá được cho ăn 5 g/kg chiết xuất từ cúc chỉ thiên, sau 8 tuần sau khi cho ăn.

Nghiên cứu thử thách chỉ ra rằng tỷ lệ sống sót tương đối lần lượt là 38.10%, 76.19%, 66.67% và 47.62% ở chế độ ăn 2, chế độ ăn 3, chế độ ăn 4 và chế độ ăn 5. Trong số các nhóm bổ sung, chế độ ăn uống 5 g/kg chiết xuất từ cúc chỉ thiên cho thấy tỷ lệ sống sót tương đối cao hơn đáng kể và mức kháng cự cao nhất để S. agalactiae so với các nhóm khác. 

Tóm lại, việc bổ sung chiết xuất từ cúc chỉ thiên (5 g/kg) đã tăng cường khả năng miễn dịch dịch thể và niêm mạc, thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng và cải thiện khả năng kháng bệnh của cá rô phi Nile chống lại Streptococcus agalactiae.


Có thể bạn quan tâm

benh-xuat-huyet-dom-do-o-ca-ro-phi-nuoi-long Bệnh xuất huyết đốm đỏ… ranh-gioi-nuoi-trong-thuy-san-phan-4-ca-ro-phi-va-ca-da-tron Ranh giới nuôi trồng thủy…