Mô hình kinh tế Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Ngày đăng 25/04/2014

Thông thường các nhà khoa học thường khuyến cáo áp dụng công thức phân bón cho vụ hè thu là: (80 – 90) N – (50 – 60) P2O5 – (30 - 40) K2O.

Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh...

Để bón phân có hiệu quả cao, nông dân nên hiểu rõ vai trò của phân bón, đặc biệt là các yếu tố đa lượng. Cụ thể N (phân đạm) giúp cây tăng trưởng, đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao... N cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây lúa. Còn P (phân lân) giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra rễ, thúc đẩy phân hóa đòng.

P cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đầu. Riêng K (kali) tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, tăng tích lũy chất khô và chất lượng lúa gạo.

Bà con cũng cần nắm vững loại phân bón, tỷ lệ nguyên chất của các thành phần dưỡng chất có trong một bao phân. Ví dụ phân đơn như urê tỷ lệ thông thường là 46%, tức 2 bao phân (100kg) chứa 46kg N nguyên chất. Phân lân Văn Điển/Ninh Bình, tỷ lệ 15 -17%, tức 100kg phân chứa 15 - 17kg P nguyên chất….

Còn phân hỗn hợp như NPK 16-16-8, tức trong 100kg phân chứa 16kg N, 16kg P2O5 và 8kg K2O… Từ đó nông dân có thể dựa vào công thức khuyến cáo để mua lượng phân thương phẩm mà bón, hoặc biết quy đổi tỷ lệ thích hợp khi áp dụng phân hỗn hợp bón cho lúa.

Ngoài ra, cũng cần áp dụng bảng so màu lá lúa giai đoạn lúa 21 NSS để không bón thừa đạm vừa tốn tiền, vừa dễ bị sâu bệnh, lúa đổ ngã giảm năng suất. Không nên bón đạm nhiều lần sẽ tăng chồi vô hiệu, không bón lúc trời mưa hoặc ruộng khô nứt, không bón đạm khi lúa bị bệnh.

Có thể áp dụng máy bón phân vừa phun phân bón dạng lỏng hoặc dạng hạt trải đều trên ruộng rất tiện lợi, và không độc hại, nặng nhọc so với bón phân bằng tay.


Có thể bạn quan tâm

luan-canh-lua-ngo-dem-lai-thu-nhap-cao-hon Luân Canh Lúa Ngô Đem… von-chinh-sach-nam-thoat-ngheo Vốn Chính Sách + Nấm…