Tôm thẻ chân trắng Để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công không phải nhờ may rủi

Để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công không phải nhờ may rủi

Ngày đăng 04/11/2015

TTCT có khả năng nuôi ở mật độ cao, năng suất và hiệu quả.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm đặc biệt rủi ro do thiên tai và dịch bệnh, ngoài việc lựa chọn số vụ và tuân thủ lịch thời vụ, người nuôi nhất thiết phải thực hiện nghiêm ngặt mọi khâu kỹ thuật.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, TTCT dù là đối tượng nuôi mới và có nhiều đặc tính được cho là ưu việt như thời gian nuôi ngắn, sức sống cao, khả năng kháng bệnh tốt… tuy nhiên, người nuôi không được chủ quan.

Bởi như thời gian vừa qua, nhiều người nuôi tôm chủ quan trong việc áp dụng kỹ thuật, nuôi mật độ quá dày (trên 100 con/m2) dẫn đến tôm chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống thấp dẫn đến thất bại.

Cùng đó, khi chọn mua giống cần tìm đến những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, tránh tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, dễ khiến nuôi thất bại.

Cùng nữa, không nên thả nuôi tôm ồ ạt vào cùng một thời điểm, nhằm tránh tạo áp lực cho nguồn cung con giống dễ đẩy giá tôm giống lên quá cao…

Đồng thời, không nên lạm dụng và quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì của một số loại hóa chất hoặc thuốc xử lý môi trường, phòng, trị bệnh nào đó trong quá trình nuôi, mà phải kết hợp với việc giải độc, cân bằng các chỉ tiêu môi trường như pH, ôxy hòa tan… để hạn chế việc lây lan và tái phát dịch bệnh.

Đặc biệt, trong quá trình nuôi cần sử dụng định kỳ các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường tốt và ổn định hơn, sản phẩm cuối cùng đảm bảo sạch.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên chú ý đến mật độ thả, phải đảm bảo phù hợp với mức độ đầu tư cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc và kinh nghiệm.

Bài học tại Thái Lan cho thấy, qua nhiều năm nuôi tôm ở mật độ cao đã khiến nền đáy bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại lớn cho ngành tôm.

Để khắc phục, người nuôi tôm nước này đã phải áp dụng giải pháp tạm ngừng nuôi một thời gian nhất định, đồng thời, giảm mật độ thả nuôi.

Theo kinh nghiệm của ông Vũ Văn Đức, người nuôi TTCT từ năm 2006 ở Nghệ An: Nên thả giống ở mật độ dưới 80 con/m2, sau 2 tháng nuôi, khi tôm đạt cỡ thương phẩm (dù còn nhỏ) tiến hành thu tỉa, số còn lại tiếp tục nuôi kết hợp thu tỉa dần để giảm mật độ, có thể kéo dài thời gian nuôi tới 4 tháng, cỡ tôm cuối vụ đạt dưới 40 con/kg, giá bán sẽ cao hơn nhiều.

Hơn nữa, cách làm này rất hiệu quả đối với những hộ không có khả năng đầu tư lớn.

Ngoài ra, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ khâu lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến quá trình chăm sóc… một cách nghiêm ngặt mới giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh.

Bởi trong nuôi tôm, việc phòng bệnh đặc biệt quan trọng, hơn nữa, nếu tôm đã mắc bệnh thì có chữa trị được tôm cũng chậm lớn, dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, thậm chí thua lỗ, đồng thời, tránh một số bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị làm chết tôm hàng loạt.

Và quan trọng là phải có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng để nâng cao ý thức chung, tránh tình trạng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.

Theo ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, nuôi TTCT chắc chắn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường do nuôi dày vụ, mật độ cao, sử dụng lượng thức ăn lớn… Mặt khác, phát triển TTCT trên diện rộng sẽ dẫn đến khó khăn về nguồn giống chất lượng, quản lý môi trường nuôi, đầu ra sản phẩm…


Có thể bạn quan tâm

nuoi-tom-tang-truong-nhanh-va-lon-hon-nho-an-chat-thai-tu-nhim-bien Nuôi tôm tăng trưởng nhanh… ems-va-giai-phap-song-chung-voi-voi-dich-benh-phan-2 EMS và giải pháp sống…