Tin thủy sản Đề phòng tôm hùm chết do thiếu ô xy

Đề phòng tôm hùm chết do thiếu ô xy

Tác giả ANH NGỌC, ngày đăng 07/07/2016

Độ mặn ở điểm thu mẫu cầu Xác Cháy - Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa) đạt thấp (8‰); độ kiềm ở một số điểm thu mẫu như Vũng Tàu - Hòa Hiệp Nam, Phước Long và Phước Giang - Hòa Tâm, cầu Xác Cháy (huyện Đông Hòa) dao động từ 60 - 85 mg/l, không phù hợp với nuôi trồng thủy sản.

Chỉ tiêu NH3 (amoniac) vượt so với ngưỡng giới hạn cho phép tại ác vùng nuôi Vũng Tàu, Phước Long, Phước Giang, cầu Xác Cháy dao động từ 0,76 - 1,04 mg/l. Chỉ tiêu NO2 (nitrit) vượt 1,42 lần so ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi Phước Long. Chỉ tiêu PO4 (phốt phát) vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Vũng Diều - An Cư, Mỹ Phú - An Hiệp (huyện Tuy An), Phước Long, Phước Giang, cầu Xác Cháy (huyện Đông Hòa), Phước Lý - Xuân Yên, Phú Mỹ - Xuân Phương (TX Sông Cầu) dao động từ 0,23 - 1,17 mg/l. Hàm lượng sắt vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi cầu Xác Cháy.

Hàm lượng DO (ô xy hòa tan) tại Vũng Diều, Mỹ Phú, Bãi Con - Hòa Hiệp Nam, Phước Giang, cầu Xác Cháy, Phước Lý, Phú Mỹ (vùng nuôi tôm hùm tập trung) dao động 3-4, 6 mgO2/l thấp hơn ngưỡng cho phép, có dấu hiệu của việc ô nhiễm môi trường nước.

Tại vùng nuôi Mỹ Phú, Bãi Con có hàm lượng COD vượt ngưỡng giới hạn cho phép (12 mgO2/l), có nguy cơ thiếu DO vào sáng sớm. Hàm lượng tổng số vibrio spp vượt ngưỡng giới hạn cho phép (dao động từ 1.115 - 2.030 CFU/ml) tại Vũng Tàu, Phước Long, Phước Lý.

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo tại các vùng nuôi có độ mặn, độ kiềm thấp, người nuôi cần bổ sung canxi chống hiện tượng mềm vỏ, tôm nuôi khó lột vỏ hoặc chậm cứng vỏ sau khi lột. Tại vùng nuôi có NH3 vượt ngưỡng giới hạn cho phép, người nuôi cần tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cấy men vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để ổn định pH.

Tại các vùng nuôi có PO4 vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên có nguy cơ phát triển các loài tảo, vi tảo, người nuôi đề phòng tảo độc phát triển nên thường xuyên xử lý nước trong ao nuôi tôm nhằm khống chế không cho tảo phát triển quá mức. Tại vùng nuôi có DO thấp, nguy cơ tồn đọng nhiều chất hữu cơ, người nuôi cần quản lý tốt lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa.

Riêng vùng nuôi tôm hùm, các hộ nuôi bè nên thường xuyên vệ sinh lưới lồng sạch sẽ, di chuyển bè ra nơi có dòng chảy hoặc nâng lồng nuôi tôm hùm lên ở mức độ vừa phải vì lớp trầm tích khá dày ở đáy lồng kết hợp với nắng nóng làm cho NH3 tăng cao dẫn đến hàm lượng DO trong môi trường nước thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, có giải pháp chống nắng bằng lưới lan trong những lúc nhiệt độ lên cao.

Tại vùng nuôi Phú Mỹ - Xuân Phương (vùng nuôi tôm hùm tập trung) có DO thấp (4,2 mgO2/l) nguồn nước đang bị ô nhiễm, người nuôi cần lưu ý thường xuyên làm vệ sinh lưới lồng sạch sẽ, thông thoáng để tăng lưu tốc dòng chảy, có biện pháp tăng hàm lượng ô xy trong lồng, bè nuôi; sắp xếp lại vị trí lồng bè nuôi trong vùng để nước lưu thông tốt nhất…


Có thể bạn quan tâm

kinh-nghiem-vang-chon-ca-ro-dau-vuong-sinh-san Kinh nghiệm vàng chọn cá… an-nen-lam-ra-voi-ca-bop-giong Ăn nên làm ra với…