Mô hình kinh tế Diễn đàn sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long

Diễn đàn sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng 14/10/2015

Tham gia diễn đàn có gần 300 đại biểu, lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ NNPTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Sở NNPTNT, các đơn vị liên quan thuộc tỉnh Đồng Tháp;

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư và nông dân các tỉnh ĐBSCL trực tiếp nuôi cá tra; một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản.

Phát triển mạnh...

Phát biểu tại diễn đàn ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong việc xuất khẩu cá tra nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung.

Theo đó, đầu thập niên 1990, sau khi làm chủ được công nghệ sinh sản nhân tạo, sản lượng cá tra hàng năm tăng nhanh.

Đến năm 2004, sản lượng cá tra đạt 300.000 tấn. Trong 10 năm từ năm 1997-2004, sản lượng tăng gấp 15 lần, chất lượng thịt cá tra nguyên liệu được cải thiện, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Năng lực chế biến được cải thiện đáng kể với 15 nhà máy chế biến, công suất đạt khoảng 80.000 tấn/năm.

Theo ông Tiêu, đến cuối năm 2014, diện tích nuôi cá tra toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ước đạt 5.500ha, sản lượng 1.116.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,8 tỷ USD.

Nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đã trở thành ngành kinh tế chiến lược, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh, đóng góp lớn cho phát triển ngành thuỷ sản nói chung và phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL nói riêng.

Gặp nhiều khó khăn

"Khi gia nhập TPP, thủy sản là lợi thế lớn nhất của Việt Nam, nhất là con cá tra

. Hiện tại sản phẩm từ loại cá này chiếm đến 95% thị phần thế giới.

Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta chủ quan không tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh của con cá tra Việt Nam”. Ông Kim Văn Tiêu

Tuy nhiên kể từ đây, bắt đầu ghi nhận xuất hiện các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật để hạn chế cá tra tại một số thị trường; mở đầu là việc Mỹ khởi kiện và áp đặt thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ (POR).

Bên cạnh đó, việc xuất khẩu cá tra đã và đang phải đối đầu với những thử thách bởi các hàng rào kỹ thuật (truy xuất nguồn gốc, dư lượng kháng sinh, vi sinh vật…), các rào cản thương mại (thuế chống bán phá giá của Mỹ, nhãn đỏ của WWF...).

Cùng với đó là tác động của các chính sách vĩ mô (như thuế, tiền tệ…), công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức...

Trao đổi với NTNN, ông Tiêu cho biết, từ những khó khăn, vướng mắc trên Trung tâm đã đưa ra phương hướng “sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Đây là mô hình tiên tiến nhất hiện nay nhằm lại lợi ích cho những hộ nuôi nhỏ lẻ cũng như doanh nghiệp. Theo đó, cả 2 bên đều yên tâm trong quá trình nuôi,  doanh nghiệp nắm chắc được nguồn cung cấp sản phẩm cho mình.

“Tuy nhiên để chuỗi giá trị này đạt được lợi ích cao nhất, đòi hỏi đôi bên phải tuân thủ nghiêm túc hợp đồng kí kết” - ông Tiêu nói.

Tại diễn đàn, nhiều  nông dân đặt câu hỏi về làm thế nào để tránh việc giảm sút chất lượng trong chăn nuôi cá tra, tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu cá tra, tình hình giá cả trong và ngoài nước…

Các câu hỏi và thắc mắc của bà con được Ban cố vấn diễn đàn giải đáp đầy đủ, cung cấp các thông tin cần thiết.

Kết luận diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu nhấn mạnh, mong muốn thông qua diễn đàn lần này sẽ là nơi để “4 nhà” (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nông và doanh nghiệp) cùng chung tay để khắc phục những khó khăn, hạn chế;

Đồng thời tìm ra một giải pháp thật sự tốt về lâu dài cho ngành sản xuất cá tra nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung khi Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập TPP.


Có thể bạn quan tâm

duong-di-cho-hat-gao Đường đi cho hạt gạo gia-mu-re-thanh-hoa-tam-dung-ke-hoach-trong-moi-cay-cao-su Giá mủ rẻ, Thanh Hoá…