Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi đơn tính
Nguyên nhân cá chết là do bị nhiễm liên cầu khuẩn có tên gọi là Strep cococust trong điều kiện nắng nóng ở nhiệt độ lớn hơn 30oC cộng với môi trường ao nuôi xấu bởi sử dụng chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm để nuôi cá.
Biểu hiện của bệnh này là cá thường xuyên bơi lòng vòng, ngoi lên hụp xuống mặt nước. Cá chết thì mắt lồi, thân cá bị xuất huyết và khi giải phẫu phát hiện các cơ quan nội tạng như gan, mật của cá bị sưng, có đốm màu trắng nhỏ.
Ông Trần Quốc Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Đến thời điểm này, bệnh liên cầu khuẩn gây chết cá rô phi đơn tính ở một số nơi trong tỉnh đã được khống chế.
Tuy nhiên người nuôi cá cần quản lý tốt môi trường ao nuôi, tập trung chăm sóc để tăng sức đề kháng cho cá và chủ động tiêu diệt các mầm bệnh trong các ao nuôi. Khi phát hiện cá có các biểu hiện của bệnh thì thực hiện các biện pháp kỹ thuật như thay nước mới từ 30-50% tổng lượng nước mỗi ao; bón vôi với liều lượng từ 2-3 kg/100 m3 nước và sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Erythromycin với liều lượng từ 3-5 gam/100 kg cá mỗi ngày hoặc thuốc Oxytetracyclin với liều lượng từ 10-15 gam/100 kg cá mỗi ngày trộn vào thức ăn dùng liên tục từ 4-7 ngày, kết hợp với dùng Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.
Tags: nuoi ca, nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro dau vuong, ki thuat nuoi ca ro dau vuong, ky thuat nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro phi
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ