Mô hình kinh tế Đột Phá Từ Mô Hình Trồng Lúa VietGAP

Đột Phá Từ Mô Hình Trồng Lúa VietGAP

Ngày đăng 08/06/2013

Vụ đông xuân 2012 - 2013, huyện Hòa Bình thí điểm thành công mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP với diện tích 96ha của 120 hộ dân trên địa bàn xã Vĩnh Bình. Sau khi thí điểm thành công, mô hình này sẽ được nhân rộng trong vụ hè thu tới.

Ngày đầu áp dụng phương pháp sạ hàng, bà con ở xã Vĩnh Bình không khỏi lo ngại. Vì đây là lần đầu tiên bà con áp dụng phương pháp sạ mới. Theo kinh nghiệm của nông dân, muốn lúa trúng phải có mật độ dày để số lượng bông nhiều. Nhưng, số giống dùng cho sạ hàng lại thấp hơn 70kg/ha so với cách sạ truyền thống. Song, kết quả sau hơn 90 ngày canh tác, nông dân rất phấn khởi, năng suất đạt 6,2 tấn/ha. Trong khi ruộng sản xuất theo lối truyền thống chỉ cho năng suất từ 5,8 - 6 tấn/ha. Lợi nhuận từ mô hình VietGAP mang lại gần 9,7 triệu đồng/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình 3 triệu đồng.

Ông Huỳnh Minh Tiến (ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình) phấn khởi nói: “Đây là lần đầu tiên tôi làm ruộng ít chi phí mà lại cho năng suất cao. Vụ này, ruộng nhà tôi trúng đậm, hơn 6 tấn/ha, trong khi chi phí lại ít hơn rất nhiều. Nhờ áp dụng phương pháp tưới nước ngập - khô xen kẽ, nên chi phí bơm tát nước giảm 50%”.

Mô hình VietGAP không chỉ giảm bớt chi phí, tăng năng suất cho nông dân, giải quyết được nỗi lo chung về bài toán giá lúa, mà giống lúa được chọn canh tác trong mô hình đều là giống chất lượng cao. Quan trọng hơn là mô hình này có thể sử dụng phân bón sinh học thay thế phân hóa học nên đảm bảo an toàn cho môi trường.

Thành công từ mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP ở xã Vĩnh Bình sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn huyện nhằm mang lại lợi nhuận cho nông dân và nâng cao giá trị lúa gạo trên trường thế giới.


Có thể bạn quan tâm

nuoi-bo-cau-phap-lai-hang-chuc-trieu-dong-1 Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi… xay-dung-11-mo-hinh-nhan-giong-lua-chat-luong-cao Xây Dựng 11 Mô Hình…