Mô hình kinh tế Dự án chăn nuôi trâu sinh sản mở hướng cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương

Dự án chăn nuôi trâu sinh sản mở hướng cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương

Ngày đăng 14/09/2015

Tuy nhiên do phương thức chăn nuôi trong các hộ dân chủ yếu theo tập quán thả rông, ít quan tâm đến kỹ thuật chăn nuôi dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp, khả năng cạnh tranh kém, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận.

Để khắc phục những hạn chế trên, từ năm 2014 -2015, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với UBND các huyện Đại Từ, Định Hoá triển khai dự án chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ tại 2 xã Mỹ Yên (Đại Từ) năm 2014, Linh Thông (Định Hoá) năm 2015 với 30 hộ tham gia.

Lễ bàn giao trâu giống cho bà con tham gia dự án

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi phối giống cho trâu, phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở trâu; kỹ thuật trồng và chế biến một số loại cỏ làm thức ăn cho trâu.

Cùng với việc hỗ trợ kỹ thuật, dự án còn hỗ trợ 100% trâu đực giống, trâu cái giống ban đầu cũng như thức ăn tinh hỗn hợp theo định mức ăn cho trong thời kỳ sinh sản cho người dân tham gia.

Anh Nguyễn Văn Hà, Trưởng xóm Nà Chú, xã Linh Thông, huyện Định Hoá cho biết, trước đây bà con chăn thả tự do trên rừng theo phương thức quảng canh, tận dụng đồi bãi chăn thả, thiếu kiến thức kỹ thuật nên trâu dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh lở mồm long móng gây thiệt hại đáng kể. 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, tham gia dự án, bà con được hỗ trợ trâu giống có tầm vóc to, đủ tiêu chuẩn để nhân giống, tránh đồng huyết để lai tạo nâng cao tầm vóc cho đàn trâu trên địa bàn. Tham gia dự án đã giúp các hộ chăn nuôi nắm được kỹ thuật chăn nuôi trâu nhốt chuồng có quản lý thời gian chăn thả, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Ngoài được nhận trâu giống, các hộ tham gia còn được tập huấn, hội thảo học hỏi các kiến thức cần thiết như chọn giống trâu, chăm sóc nuôi dưỡng trâu chửa đẻ, nghé con, kỹ thuật làm chuồng, trồng cỏ, chế biến thức ăn, phòng chống rét và dịch bệnh trên đàn trâu. Đặc biệt, cán bộ dự án còn hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi biết ghi chép theo dõi quá trình nuôi, hạch toán kinh tế trong chăn nuôi từ đó chủ động trong nuôi dưỡng và phòng bệnh.

Theo nhận định ban đầu, thực hiện tốt dự án chăn nuôi trâu sinh sản chất lượng, đàn trâu địa phương sẽ được cải thiện, tránh hiện tượng cận huyết, đồng huyết nặng trong đàn trâu. Đây là giải pháp để cải tạo tầm vóc đàn trâu trên địa bàn. Hơn nữa chăn nuôi trâu còn cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho cây trồng nông nghiệp, làm giảm lượng phân hóa học, giảm chi phí đầu tư phân bón vô cơ.

Thành công từ mô hình sẽ được đơn vị mở rộng để phát triển các mô hình chăn nuôi trâu sinh sản trong nông hộ theo hướng hàng hóa, tạo ra vùng chăn nuôi tập trung. Từ đó, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương, từng bước góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.


Có thể bạn quan tâm

tap-huan-tot-boi-duong-phuong-phap-khuyen-nong-va-chan-nuoi-thuy-cam-an-toan-sinh-hoc Tập huấn ToT Bồi dưỡng… khuyen-cao-nha-nong-khong-lo-la-voi-benh-bac-la-lua Khuyến cáo nhà nông không…