Đưa vốn đến tận tay, bày làm ăn đúng cách
Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), ước mơ thoát nghèo của hàng ngàn hộ dân ở huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) đã trở thành hiện thực...
Học tập từ Báo Nông Thôn Ngày Nay
Dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ ở xã Luận Khê, ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Thường Xuân cho biết, hiện ở Luận Khê có 22 tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) với hơn 1.086 hộ vay. Tổng dư nợ vốn chính sách trên địa bàn xã hiện đạt 24 tỷ đồng. Đa số các hộ vay vốn đầu tư mua trâu, bò và phát triển lâm nghiệp... Nhiều gia đình phát huy được tác dụng của đồng vốn, vươn lên thoát nghèo, không ít hộ có đời sống khá giả, tài sản đáng giá...
Trong ảnh: Nhờ vốn Ngân hàng CSXH, gia đình chị Lang Thị Dung đã có đàn bò 18 con. Ảnh: Thế Lượng
Hầu hết các hộ dân ở Thường Xuân đều có diện tích đất vườn đồi khá lớn, nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, muốn cho nguồn vốn chính sách mang lại hiệu quả cao hơn nữa, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành khuyến nông, khuyến lâm”. Ông Nguyễn Xuân Bình
Theo ông Cầm Thanh Xứng - Chủ tịch UBND xã Luận Khê, nhờ các chương trình tín dụng chính sách, nhiều hộ dân đầu tư phát triển chăn nuôi. Nếu không có vốn vay ưu đãi, không biết tới bao giờ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Luận Khê mới có thể khá được.
Cũng theo ông Xứng, để bà con biết sử dụng đồng vốn vay, cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân cùng cán bộ hội, đoàn thể nhận ủy thác như Hội ND, tổ TKVV tới từng nhà động viên, hướng dẫn cách làm ăn, giới thiệu các mô hình làm ăn hiệu quả. “Cán bộ Ngân hàng CSXH, cán bộ Hội ND đều có nguồn tài liệu mô hình khuyến nông, mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả được cập nhật, chắt lọc từ Báo Nông Thôn Ngày Nay-tờ báo đang phát hành rộng rãi trên địa bàn nông thôn, miền núi, trong hệ thống Ngân hàng CSXH, Hội ND các cấp…” - ông Nguyễn Văn Bình cho hay.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, để giúp người dân nghèo tiếp cận được với đồng vốn ưu đãi, các thôn, bản tổ chức họp bình xét cho từng hộ. Sau đó, tổ trưởng tổ TKVV tổng hợp, trình lên UBND xã xét duyệt. Khi UBND xã xét duyệt xong, thì gửi lên ngân hàng để các cán bộ tín dụng xuống tận địa phương giải ngân.
Khá giàu từ vốn “người nghèo”
Gia đình anh Tạ Quang Duyên, chị Lang Thị Dung ở bản Nhàng, xã Luận Khê, là 1 trong những hộ được vay vốn Ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất. Vừa ôm cỏ cho đàn bò, chị Dung phấn khởi thổ lộ: “Đàn bò này của nhà tôi có được là nhờ vốn vay ưu đãi đấy. Được Ngân hàng CSXH cho vay 25 triệu đồng từ những năm trước, gia đình tôi đầu tư mua 2 con bê. Sau thời gian chăn nuôi, chúng đã sinh sản ra các lứa bê, gia đình không bán mà cứ để vậy để nhân đàn. Đến nay, nhà tôi đã có tổng đàn 18 con bò…”.
Không chỉ có nhiều bò, mà gia đình chị Dung còn tích cóp vốn liếng để phát triển rừng luồng và trồng mía. “Nghĩ lại cái cảnh đói nghèo trước kia, khi chưa có vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, bây giờ tôi vẫn ngán ngẩm. Từ khi được vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, gia đình tôi đã thoát được đói nghèo rồi. Hiện tại, ngoài đàn bò hơn 10 con, gia đình tôi cũng đã có 7ha luồng và 1,5ha mía đường nguyên liệu, con cái cũng được học hành đến nơi đến chốn” - anh Duyên cho hay.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách hiện nay trên địa bàn huyện là hơn 326,5 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Ngân hàng CSXH huyện đã giúp 2.603 lượt hộ vay vốn. Trên địa bàn toàn huyện có 339 tổ TKVV với 13.269 hộ vay ở 14 chương trình tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của tín dụng chính sách không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ