Tôm thẻ chân trắng Đương quy và công dụng diệu kỳ trên tôm thẻ

Đương quy và công dụng diệu kỳ trên tôm thẻ

Tác giả Trị Thủy (Lược dịch), ngày đăng 24/03/2021

Polysaccharide từ cây Đương quy (ASP) có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương do đó giúp tôm chống lại các loại bệnh từ vi khuẩn.

Đương quy và công dụng diệu kỳ trên tôm thẻ. Ảnh minh họa: Internet

Đương quy (tên khoa học: Angelica sinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Là cây thảo sống nhiều năm, cao từ 40cm – 1m. Thân hình trụ, có rãnh dọc. Lá kép xẻ 3 lần lông chim, cuống lá dài, có bẹ ôm lấy thân, mép lá chia thùy và răng cưa không đều. Hoa tự hình tán kép, màu trắng xanh. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.

Đương quy chứa chủ yếu là tinh dầu, coumarin, caroten, vitamin B 12 . . . Dược liệu đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều hòa khí huyết, thông kinh, nhuận tràng. Dùng chữa các chứng bệnh: Suy nhược, thiếu máu, táo bón, cao huyết áp, kém ăn,...

Cây Đương quy (Angelica sinensis)

Chiết xuất Polysaccharide từ cây Đương quy

Polysaccharide từ cây Đương quy (Angelica sinensis) (ASP) được chiết xuất bằng cách tách trong môi trường nước có nhiệt độ cao. Sau đó tiến hành phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao và phân tích sắc ký ion, và kết quả cho thấy ASP là một Heteropolysaccharide, có khối lượng phân tử 82.000Da và bao gồm arabinose, galactose và glucose (tỷ lệ mol 6: 1: 1).

Thí nghiệm

Ảnh hưởng của ASP đối với sự miễn dịch không đặc hiệu của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được đánh giá bằng cách cho tôm ăn các khẩu phần thức ăn có chứa ASP ở các mức độ khác nhau (0.5, 1 và 1.5g/kg) trong một thí nghiệm kéo dài 12 tuần. Sau đó đánh giá hoạt động trong hệ miễn dịch của tôm đối với tác động của vi khuẩn Vibrio alginolyticus.

Kết quả

Việc sử dụng chiết xuất từ cây đương quy làm tăng đáng kể tỷ lệ sống, hoạt tính phenoloxidase, hoạt động dismutase superoxide, mức peroxidase glutathione giúp tôm tăng khả năng kháng bệnh với V. alginolyticus.

Tổng số tế bào hồng cầu và số lượng tế bào hyalin, tế bào bán hạt và tế bào hạt cũng cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm cho ăn ASP so với nhóm đối chứng (p <0,05).

Kết luận

Polysaccharide từ cây Đương quy (ASP) kích thích mạnh hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm do đó có thể được sử dụng như một chế độ ăn bổ sung giúp chống lại các loại bệnh từ vi khuẩn.


Có thể bạn quan tâm

vai-tro-va-chien-luoc-cai-thien-mau-sac-cua-tom-nuoi Vai trò và chiến lược… mot-loai-vibrio-moi-gay-benh-co-hoi-tren-tom-the-chan-trang Một loài vibrio mới gây…