Trồng lúa Ện Pháp Phòng Trừ Lúa Cỏ

Ện Pháp Phòng Trừ Lúa Cỏ

Ngày đăng 25/07/2013

Lúa cỏ (tên tiếng Anh là red rice hoặc là weedy rice) liên quan rất gần với lúa trồng và là một loại dịch hại rất nghiêm trọng trong các vùng lúa sạ trực tiếp, nó xuất hiện khắp các vùng trồng lúa của thế giới.

Ở Việt Nam, lúa cỏ gây hại ở tất cả các tỉnh ĐBSCL, nhất là Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh....Theo báo cáo của các Nhà khoa học thì lúa cỏ có thể làm thất thu năng suất lúa từ 15 – 17% và sự xâm nhiễm của nó nghiêm trọng theo thứ tự nhiều nhất trong ruộng lúa sạ khô, kế đến sạ ướt và theo sau là sạ không làm đất.

(Trong ruộng không làm đất, bị nhiểm lúa cỏ ít hơn ruộng sạ ướt/có làm đất, là do ngân hàng hạt lúa cỏ trong đất không bị xáo trộn lên tầng mặt làm cho chúng mọc mầm như ruộng sạ ướt- NCT) lúa. Lúa cỏ rất dễ tự rụng khi chín, do đó lây lan rất nhanh. Vụ bị hại nặng thường là vụ Hè Thu.

Một khi đồng ruộng bị nhiễm, chi phí dành cho việc phòng trrừ rất cao. Hiện nay, không có một biện pháp quản lý lúa cỏ đơn độc nào có thể phòng trừ hiệu quả lúa cỏ. Các biện pháp ngăn ngừa là chính trước khi áp dụng các loại thuốc hóa học.

Các dạng lúa cỏ nói chung thuộc loài Oryza mà thường biến đổi về hình thái và gây hại trong tất cả các vùng trồng lúa nhiệt đới. Châu Mỹ, vùng Caribbean, Châu Phi và Châu Á. Nguồn gốc của lúa cỏ ở Chấu Á chưa đuợc rõ ràng và người ta nghĩ rằng lúa cỏ là cây lai tự nhiên của lúa trồng (O. sativa) và các loài hoang dại (O. rufipogon và O. nivara). Các đặc điểm làm cho lúa cỏ trở thành cỏ dại là hạt dễ rụng., tính miên trạng (ngủ nghỉ) của hạt và cạnh tranh với lúa trồng.

Các đặc điểm khác của lúa cỏ là sinh trưởng sinh dưỡng rất mạnh, tương đối chín sớm hơn lúa trồng, dễ rụng hạt, trong một số loài hạt có râu dài và màu võ lụa hạt sau khi xay chà có màu đỏ. Lúa có có sự thay đổi tính miên trạng , nhưng thông thường phần lớn hạt sẽ nẫy mầm trong 3 tháng sau rụng. Điều này dẫn đến vân đề nghiêm trọng cho cây trồng sau nơi trồng lúa hai – ba vụ.

* Tác hại của lúa cỏ

- Lúa cỏ cạnh tranh với lúa trồng làm giảm năng suất.

- Nông dân không thể thu hoạch hạt của lúa cỏ cho dù muốn làm lương thực vì chúng có khuynh hướng chín sớm hơn lúa trồng và sẵn sàng rụng xuống mặt ruộng lây lan về sau.

- Trên ruộng lúa nếu bị lẫn tạp lúa cỏ từ 35% trở lên thì năng suất lúa có thể giảm 50 – 60% và tỷ lệ lây nhiễm càng trầm trọng cho những vụ về sau.

- Ruộng bị nhiễm nặng gây lãng phí trong khâu chế biến để loại bỏ hạt lúa cỏ có màu sắc khác với hạt gạo bình thường và làm giảm phẩm chất gạo cũng như giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

* Các biện pháp phòng ngừa lúa cỏ

Cần phải nắm vững các biện pháp tiêu diệt lúa cỏ trong những ruộng đã bị nhiễm và tránh sự lây lan đến những ruộng chưa bị nhiễm:

- Tránh sử dụng giống có chứa hạt lúa cỏ, tốt nhất dùng giống sạch hạt cỏ, lúa cỏ và tạp chất, tức là sử dụng giống lúa xác nhận do những đơn vị, tổ chức có chức năng sản xuất và cung cấp.

- Chú ý loại bỏ hạt lúa cỏ từ các nguồn như máy tuốt, máy gặt đập liên hợp, hoặc bùn có dính hạt lúa cỏ hay từ các công cụ đồng ruộng khác.

- Hạt lúa cỏ cũng có thể lây qua đường nước tưới tiêu, nên cần vệ sinh đồng ruộng và kênh mương.

- Làm cỏ bằng tay, cắt các bông lúa cỏ lẫn tạp khi chưa chín là công việc rất hiệu quả để tiêu diệt nguồn lây lan.

- Ở những ruộng có tiền lệ bị nhiễm, áp dụng sạ hàng có thể phân biệt cây lúa cỏ lúc còn non khi chúng mọc ngoài hàng lúa trồng và dễ tiêu diệt.

- Làm đất kỹ vô cùng quan trọng để tiêu diệt hạt lúa cỏ và có tác dụng lâu dài trong việc giảm "ngân hàng hạt cỏ trong đất".

- Biện pháp làm đất trước khi gieo trồng một thời gian và nhử cho hạt lúa cỏ cùng nhiều loài cỏ khác mọc lên rồi cày, trục tiêu diệt hoặc áp dụng các loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc giai đoạn này cũng rất có hiệu quả. Và những biện pháp này nếu cần có thể lập lại nhiều lần có thể giảm lượng hạt lúa cỏ và cỏ dại trong đất.

- Rải rơm cho đều rồi đốt cũng góp phần tiêu diệt hạt cỏ và lúa cỏ trên mặt đất.

- Những vùng bị nhiễm không nên sạ khô. Sạ ướt, làm đất kỹ cần được áp dụng.

- Ở những nơi mà kiểm soát được ốc bưu vàng, thì biện pháp sạ ngầm (hay sạ nước) cũng được khuyến cáo để phòng trừ lúa cỏ. Hạt lúa đã nẩy mầm được sạ vào đất phủ lớp nước 5-10cm, hạt sẽ phát triển mầm trong khi đó hạt lúa cỏ trong đất vẫn duy trì tính ngủ nghỉ của nó.

- Biện pháp cấy lúa bằng tay hay bằng máy trên những ruộng có điều kiện giúp phòng trừ lúa cỏ tốt hơn sạ trực tiếp.

- Luân canh lúa với cây trồng cạn là một phương pháp quản lý lúa cỏ hũu hiệu, đặc biệt là cây họ đậu như đậu nành, đậu xanh, đập phộng...Biện pháp này còn giúp thay đổi lý hóa tính đất, vi sinh vật cố định đạm trong vùng rễ các loại cây họ đậu sẽ giúp bồi dưỡng đất và đặc biệt là có thể giúp cây lúa cỏ phát triển rồi tiêu diệt bằng cơ học hay nếu cần thì dùng thuốc trừ cỏ tiêu diệt trực tiếp lúa cỏ (họ hòa bản) mà không ảnh hưởng đến cây họ đậu (họ lá rộng) do khác họ. - Theo khuyến cáo của Viện Lúa Quốc tế (IRRI) việc áp dụng thuốc có các hoạt chất là pretilachlor cộng với fenclorim sau khi sửa soạn đất/làm bằng mặt ruộng lần cuối làm giảm tỷ lệ lúa cỏ trong ruộng lúa.


Có thể bạn quan tâm

phong-tru-benh-vang-la-sinh-ly-lua-xuan Phòng Trừ Bệnh Vàng Lá… mot-so-bien-phap-ky-thuat-chu-yeu-cham-soc-lac-xuan Một Số Biện Pháp Kỹ…