Giá cà phê tuần 22 (31/5 – 05/6): Tuần tăng thứ ba liên tiếp khi thị trường trở lại mối lo
Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên kết thúc tuần 22 (31/5 – 05/6) lên mức 33.900 – 34.800 đồng/kg, tăng 300 đồng so với mức giá của tuần 21. Đây là tuần tăng thứ ba liên tiếp sau mức tăng cực mạnh của tuần trước.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, với 5% hạt đen & vỡ) có mức trừ lùi 40 USD/tấn và được chào với giá cộng 20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London, khi giá cà phê tại thị trường này đạt mức cao nhất 2 năm do triển vọng nguồn cung thắt chặt.
Việt Nam - nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới - ghi nhận sự sụt giảm 14,3% trong 7 tháng đầu niên vụ 2020/21, đạt 14,78 triệu bao.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 60 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2021, giảm so với mức cộng 110 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2021 cách đây 1 tuần. Trong tháng 5/2021, tỉnh Lampung Indonesia đã xuất khẩu 5.575,5 tấn cà phê robusta, giảm gần 41% so với cùng tháng năm 2020.
Tuy nhiên, tính trong 7 tháng đầu vụ 2020/21, xuất khẩu cà phê của Indonesia lại tăng 17,1%.
Tại thị trường thế giới, hai sàn giao dịch phiên cuối tuần đồng loạt sắc xanh, với giá arabica kỳ hạn tháng 9/2021 đạt 163,65 US cent/lb và giá robusta giao cùng kỳ hạn đạt 1.638 USD/tấn.
Thị trường trở lại với mối lo cung khi thời tiết tại Brazil khô hạn từ ngay đầu vụ, khiến giá cà phê leo thang. Trong tuần qua, giá arabica tăng liên tục và đã chạm mức đỉnh 5 năm.
Trong giai đoạn từ tháng 10/2020 – tháng 4/2021, xuất khẩu cà phê từ Brazil tăng 21,7% lên 28,72 triệu bao.
Nguồn cung sụt giảm sau chu kỳ bùng nổ kéo dài, cà phê là một trong những mặt hàng có giá tăng phi mã khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại.
Theo dự báo của ICO, sản xuất cà phê tại Mexico và Trung Mỹ ở mức 19,19 triệu bao, giảm 2,1% do nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Eta và Lota. Trong khi đó, sản lượng cà phê tại Nam Mỹ lại được dự kiến tăng 2% lên 82,8 triệu bao.
Về tiêu thụ cà phê của niên vụ 2020/21, ICO cho rằng sự lắng xuống của đại dịch Covid-19 làm giảm bớt những hạn chế liên quan và tăng triển vọng phục hồi kinh tế, người tiêu dùng đang lấy lại niềm tin qua đó tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng cà phê toàn cầu.
Triển vọng trong thời gian tới, việc giảm năng suất dự kiến ở nhiều nước xuất khẩu cũng như giảm đầu tư vào các trang trại cà phê do khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế, cán cân cung - cầu eo hẹp dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong niên vụ 2021/22.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ