Mô hình kinh tế Giá cao su tăng nhẹ mới chỉ là tín hiệu

Giá cao su tăng nhẹ mới chỉ là tín hiệu

Ngày đăng 26/06/2015

“Đầu mùa cạo, chúng tôi phấn khởi với giá 13.000 - 14.000 đồng/kg mủ bèo, sau đó còn 12.000 đồng/kg. Nếu giá không xuống nữa, gia đình tôi bỏ công làm lời trên diện tích gần 2ha, sau khi trừ hết chi phí cũng lãi vài chục triệu đồng”, ông Phan Đình Thơ – thôn Lạc Hóa, thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh)  cho hay.

Góp vào câu chuyện giá cao su tăng nhẹ, anh Lê Văn Trung người cùng thôn Lạc Hóa cho biết,  gần đây anh và nhiều người trong thôn thu hoạch mủ cao su chỉ vì tiếc công, tiếc của đã bỏ ra chứ khoản lợi thu về không cao. Mùa mủ năm ngoái với hơn 2 ha, sau khi bán mủ và trừ hết các khoản, anh còn  5 triệu đồng.

Nhìn chung, với giá mủ bèo tăng từ 9.000 đồng lên 12.000 đồng/kg đang mang lại hy vọng cho người trồng. Tuy nhiên những ngày này, nhiều cơn mưa xuất hiện ở Tánh Linh, người nông dân không thể cạo mủ được. Nếu cạo trong những ngày mưa dầm lượng mủ không đạt, giá bán sẽ thấp hơn nhiều.

Một số người giải thích giá cao su đầu mùa năm nay tăng nhẹ, bởi năm trước giá thấp, các thương lái kích thích để bà con cạo mủ, sau đó giá mủ sẽ  như năm ngoái vì trên thực tế nhu cầu cao su của các nước công nghiệp chưa cao trở lại và hiện giá mủ khô trên thị trường không hề tăng.

Từ thông tin trên có thể nói rằng, giá cao su năm nay cũng chưa tăng được. Người nông dân sẽ phải đối mặt với khó khăn nếu mủ tiếp tục đứng giá. Tuy nhiên người trồng không vì thế mà quay lưng chặt bỏ cao su, tránh tình trạng khi cao su xuống giá thì chặt bỏ, đến khi giá cao trở lại không còn cây để khai thác. Đối phó với giá mủ cao su thấp, nông dân nên trồng xen canh những loại cây hoa màu kết hợp chăn nuôi trên diện tích trồng cao su để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

thanh-long-thoi-re-kho-canh-can-som-tim-ra-phuong-phap-cuu-chua Thanh long thối rễ, khô… bình-thuạn-tròng-them-500-héc-ta-thanh-long-ruọt-tím-hòng Bình Thuận trồng thêm 500…