Gia chủ luôn gặp may mắn, tiền tài vào như nước nếu trồng cây này tại nhà
Cây cẩm thạch dù hoa không rực rỡ nhưng lại mang ý nghĩa cực kỳ to lớn đó là giúp thu hút tiền tài, may mắn cho gia chủ. Kỹ thuật trồng cây cẩm thạch bằng cách giâm cành cực kỳ đơn giản.
Cây cẩm thạch mang tiền tài, may mắn cho gia chủ. Ảnh minh họa
Cây cẩm thạch còn được gọi là cẩm thạch lá màu có tên khoa học: Alternanthera tenella, Tên tiếng anh: Joyweed, Sanguinaria thuộc họ dền – Amaranthaceae, xuất xứ từ Brazil và phân bố rộng khắp Việt Nam.
Cây cẩm thạch với sắc hoa dịu dàng, sắc lá độc đáo ấn tượng, kỹ thuật trồng cây lại dễ, chăm sóc không khó bởi đây là loài cây mạnh mẽ sống được ở bất kỳ không gian cảnh quan nào.
Cây cẩm thạch ngoài trồng làm cảnh còn mang ý nghĩa thu hút tiền tài và đem đến may mắn, tài lộc cho người trồng. Màu xanh trắng ngộ nghĩnh tạo cảm giác bình yên, thư giãn, tô điểm cho không gian sống thêm sinh động.
Đất trồng cây cẩm thạch
Nên chọn các đất tốt, giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng. Không nên trồng trên đất sét vì đất này không thoáng khí, thấm rất ít nước nên mặc dù vẫn ra lá, cành nhưng cây sinh trưởng và phát triển chậm hơn những cây được trồng trên đất khác. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng. Nếu quên đi yếu tố này thì cây rất dễ héo và chết dần.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cẩm thạch
Cây cẩm thạch phát triển nhanh, lá xanh mỡ màng quanh năm nếu áp dụng đúng các bước kỹ thuật trồng cây cơ bản bằng cách giâm cành, tách bụi hoặc gieo hạt. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt không phổ biến mà chủ yếu người dân trồng bằng phương pháp giâm cành vì đơn giản, nhanh lớn lại ít sâu bệnh.
Để sinh trưởng, phát triển nhanh thì cây cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết. Song chúng chịu được ngập úng trong thời gian dài và chịu được cả khô hạn. Tuy vậy, cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân, trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Khi thấy hiện tượng này cần can thiệp ngay bằng cách tách, tỉa để không bị lan sang cả cây.
Kỹ thuật trồng cây cẩm thạch bằng cách giâm cành.
Ngoài ra, sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh không đẹp hoặc bị sâu, bấm ngọn…, có thể bón thêm ít phân khi thấy đất thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.
Lưu ý: Phân bón khoảng 2 tháng bón 1 lần, vào mùa hoa nở bạn nên bón 1 tháng một lấn cho cây đủ nhu cầu dinh dưỡng để hoa mỡ, mập và tươi lâu.
Quả thật, cây cẩm thạch có lá đẹp rất phù hợp làm cây trồng nền trong công trình cảnh quan, thảm lớn trong công viên, tiểu cảnh, đường phố…mang đến một màu sắc lạ kết hợp giữa xanh lá và trắng.
Nên kiêng trồng cây gì trước cửa nhà
Xét về quan điểm hình thế, phần trước của ngôi nhà luôn cần sự quang đãng, tránh các vật che chắn làm giảm tầm nhìn, ngăn cản sự lưu thông của sinh khí vào đại môn (cửa chính). Nếu có cây lá loà xoà trước nhà thì phong thuỷ xưa lập luận rằng như vậy tức là Mộc khắc Thổ.
Nếu cây loại to sẽ có rễ lớn ăn vào làm hỏng nền nhà, đi lại dễ bị va vấp, loại cây lá nhiều sẽ dễ rụng đầy sân, bóng râm che khuất khiến nhà thiếu dương quang (ánh sáng mặt trời) từ đó suy ra gia chủ gặp nhiều điều bất lợi.
Do đó, ngoài việc lựa chọn những cây trồng phù hợp với phong thủy thì một số kiêng kỵ về các loại cây trồng trước cửa nhà mà gia chủ nên tránh:
– Đào hạnh trước cửa nhà.
– Cửa đối diện với cây thùy dương.
– Độc thụ (một cây) chặn cửa.
– Cửa đối diện với giữa rừng cây.
– Hai cây song đôi trước cửa.
– Cây một, trơ trụi.
– Cây to cổ quái.
– Rễ cây sưng phồng.
– Cây to góc tường.
– Bên trái có cây, bên phải không cây.
– Cây bên phải ra hoa đỏ.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ