Thống kê nông sản Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 16/6: Ngô tăng gần 1%

Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 16/6: Ngô tăng gần 1%

Tác giả Phương Thúy, ngày đăng 16/06/2021

Giá ngô kỳ hạn của Mỹ giao dịch ngày 16/6 tăng gần 1%, được củng cố bởi lo ngại về khả năng mất năng suất do thời tiết bất lợi gần đây.

Giá ngô giao đã tăng 0,8% lên mức 6,72-1/2 USD/bushel, phiên đóng cửa giá ngô đã tăng 1,3%, sau khi giá chạm mức thấp nhất vào ngày 27/5 duy trì mức 6,46-3/4 USD/bushel.

Giá đậu tương tăng 0,2% lên 14,69-1/2 USD/bushel, phiên đóng cửa giảm 0,4%.

Giá lúa mì giao sau tăng 0,5% lên mức 6,64-1/2 USD/bushel, phiên đóng cửa giảm 1,9%.

Dự kiến thời tiết thuận lợi hơn trên khắp Trung Tây, giảm bớt mối đe dọa đối với mùa màng.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đánh giá 68% sản lượng ngô của Mỹ từ tốt đến xuất sắc, giảm 4 điểm so với tuần trước và 62%, đậu tương được đánh giá từ tốt đến xuất sắc, giảm 5 điểm.

Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) cho biết các thành viên của họ đã nghiền 163,5 triệu tấn đậu tương trong tháng 5, tăng so với 160,3 triệu tấn trong tháng 4 nhưng dưới mức trung bình của các nhà phân tích kỳ vọng là 165,1 triệu bushel.

Vụ thu hoạch lúa mì của Mỹ chỉ hoàn thành 4%, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 15%.

Trung Quốc mở rộng diện tích gieo trồng ngô và khuyến khích nông dân trồng nhiều ngô hơn

Reuters cho biết, kho dự trữ ngũ cốc quốc gia Sinograin của Trung Quốc sẽ bán 37,126 tấn ngô vào ngày 18/6 tới trong nỗ lực làm giảm áp lực do nguồn cung thắt chặt và kiểm soát giá ngô tại thị trường nội địa. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm ngô được bán thông qua hình thức đấu giá tại Trung Quốc.

Một trong những chính sách quan trọng được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố vào năm 2021 là mở rộng diện tích gieo trồng ngô và khuyến khích nông dân trồng nhiều ngô hơn. Mức giá cao trên thị trường quốc tế đang khiến việc giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn ngô nhập khẩu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết, sẽ cho phép nhập khẩu ngô của Mỹ sau khi sản lượng ngô vụ 2 giảm mạnh do điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài làm gia tăng lo ngại về nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước. Thông thường, loại ngô biến đổi gien của Mỹ không được sản xuất tại Brazil và việc nhập khẩu loại ngô này cần có sự cho phép của Ủy ban An toàn Sinh học Quốc gia (CTNBio).

Nguồn cung ngô cho thị trường nội địa tại Brazil dự kiến sẽ đặc biệt bị thắt chặt trong năm nay do các thiệt hại của điều kiện thời tiết lên sản lượng ngô vụ 2, vụ ngô chiếm 70% tổng sản lượng ngô của nước này. Động thái cho phép nhập khẩu ngô từ Mỹ của Bộ Nông nghiệp là nhằm đảm bảo việc thiếu ngô trong thị trường trong nước sẽ không xảy ra, nhưng giá ngô sẽ vẫn ở mức cao.

Lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung ngô tại Brazil đã được thể hiện bằng số liệu thực tế. Cụ thể, nhập khẩu ngô trong 5 tháng đầu năm của Brazil ước tính đạt 821,000 tấn, cao hơn 78% so với cùng kỳ năm ngoái, và hầu hết số lượng ngô này đến từ Paraguay.


Có thể bạn quan tâm

xuat-khau-gao-5-thang-dau-nam-2021-giam-ca-luong-kim-ngach-nhung-gia-tang Xuất khẩu gạo 5 tháng… gia-tieu-hom-nay-16-6-trong-nuoc-on-dinh-the-gioi-giam-nhe Giá tiêu hôm nay 16/6:…