Tôm thẻ chân trắng Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Ngày đăng 29/05/2015

Thức ăn nhân tạo do con người bổ sung cho cá nuôi thông qua việc cho ăn hàng ngày và nguồn nguyên liệu này có thể là các phụ phẩm nông nghiệp, cám công nghiệp... Hiện nay người nuôi cá tại một số tỉnh phía Bắc nước ta vẫn chủ yếu tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương như bột ngô, cám gạo, bột sắn, đậu tương, ốc bươu vàng... làm nguồn thức ăn chính cho cá.

Để giúp người nuôi hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của từng nguyên liệu. Sau đây xin giới thiệu giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

* Lúa: Các giống lúa của Việt Nam có hàm lượng Protein trong khoảng 7 – 8%, tinh bột khoảng 60%  ngoài ra còn có Vitamin B1, B2, B6...Trong nuôi thủy sản nước ngọt người ta thường dùng ở dạng thóc ngâm nảy mầm cho cá ăn.

* Cám gạo: Cám gạo là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm thức ăn tự chế trong nuôi trồng thủy sản. Protein trong cám gạo 13,3%. Thành phần của cám có nhiều loại Vitamin B6, Vitamin E, chất xơ dễ tiêu hóa cho cá.

* Ngô: Protein trong ngô trung bình 10,6%, giá trị protein của ngô sẽ tăng nhiều khi được phối trộn với đậu tương và protein động vật như cá tạp, ốc bươu vàng. Tinh bột trong ngô chiếm tỷ lệ 69,2%; ngô nghèo Canxi; Vitamin của ngô tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài và mầm. Trong quá trình cho cá ăn ngô hoàn toàn thường phải ngâm cho ngô chương lên hoặc ở dạng nảy mầm thì cá dễ tiêu hóa. Tránh trường hợp cho cá ăn trực tiếp bột ngô khô sẽ dẫn đến khi bột ngô vào ruột sẽ nở ra gây rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến chết cá.

* Sắn: Củ sắn giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao nhưng nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm. Tùy theo giống sắn, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau trồng và kỹ thuật phân tích mà tổng số vật chất khô và hàm lượng đạm, béo, khoáng, xơ, đường, bột có sự thay đổi. Đặc biệt trong sắn tươi còn chứa 1 lượng độc tố HCN khi cho cá ăn sắn tươi quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng cá bị ngô độc. 

Bột sắn nghiền và tinh bột sắn. Bột sắn nghiền thủ công đạm thô 3,52%, béo thô 1,03%, xơ thô 1,37%, khoáng tổng số 1,38%. Tinh bột sắn có màu rất trắng có tính kết dính cao nên thường được trộn thêm với bột ngô, cám gạo, bột đậu tương để tăng tính kết dính cho thức ăn.

* Đậu tượng: Hàm lượng protein cao trong hạt đậu cũng như nhiều hợp chất có giá trị khiến đậu tương trở thành một trong những thực phẩm quan trọng trên thế giới. Protein trong hạt đậu chứa khoảng trên 38% tùy loại, hiện nay nhiều giống đậu tương có hàm lượng protein đặc biệt cao tới 40%-50%. Trong hạt đậu còn chứa sắt, canxi, phốt pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hóa. Vitamin trong đậu tương có nhiều nhóm B đáng kể là vitamin B1, B2, B6, ngoài ra còn có vitamin E rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản.

* Cá tạp: có hai nguồn cá tạp là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Trong đó người nuôi cá nước ngọt chủ yếu tận dụng nguồn cá tạp để bổ sung vào thức ăn cho cá. Cá tạp nước ngọt như cá rô phi tạp, tép mương, cá mè... nguồn cá tạp này được chế biến một trong các cách sau: cách thứ nhất mổ sạch sau đó hấp cách thủy rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời; cách hai sau khi mổ sạch cho vào lò sấy sấy chín; cách thứ 3 cá được xay tươi qua máy xay để cho cá ăn trực tiếp. Để nguồn nguyên liệu cá tạp đảm bảo chất lượng và chủ động được về thức ăn thì đối với cách làm khô sẽ được bảo quan trong túi bóng nilon; đối với cá tươi được bảo quản trong tủ cấp đông.

Chất đạm từ cá được động vật thủy sản tiêu hóa rất tốt (>90%), cung cấp đầy đủ các acid min cần thiết cho cá nuôi. Hàm lượng chất béo của các loại cá tạp không khác nhau nhiều, và đây chính là nguồn cung cấp các axit béo cần thiết và năng lượng cho thức ăn chế biến. Ngoài ra cá tạp sẽ tạo được mùi vị kích thích cá nuôi sử dụng thức ăn, chính vì thế khi chuyển từ thức ăn công nghiệp sang thức ăn chế biến cần đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu cá tạp trong thức ăn.

* Ốc bươu vàng: Đây là nguồn protein chất lượng cao, thịt ốc có thể hấp chín bằng hơi nước, phơi khô và nghiền thành bột để bổ sung vào thức ăn. Hoặc có thể nấu trực tiếp ốc bươu vàng cùng các nguyên liệu khác để cho cá ăn.

Khi cho cá ăn cần quan tâm tới 4 yêu cầu cơ bản: lượng thức ăn vừa đủ; chất lượng thức ăn tốt (không ẩm, mốc, thiu thối, hàm lượng đạm động vật chiếm 10% trở lên và lượng vitamin C chiếm 1%); thời gian cho ăn thích hợp; địa điểm cho ăn là nơi cá thường đến, yên tĩnh và cố định.

Tags: nuoi trong thuy san, nguyen lieu, nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

gioi-thieu-ky-thuat-nuoi-chach-dong Giới thiệu kỹ thuật nuôi… bien-phap-phong-chong-ret-cho-ca Biện pháp phòng chống rét…