Nuôi lợn (Heo) Giữ Vệ Sinh Chuồng Trại

Giữ Vệ Sinh Chuồng Trại

Ngày đăng 07/01/2013

Do heo ăn các loại thức ăn ngũ cốc và thức ăn có nguồn gốc từ động vật là chính nên chất thải của chúng có mùi hôi thúi hơn tất cả các giống vật nuôi khác. Vì vậy, hễ nói đến chuồng heo là ai cũng liên tưởng đến một nơi hết sức ô uế và rất ngại khi phải đến gần, Điều này quả thật cũng đúng, đúng vơi cách nuôi heo ông bà trước đây : họ nuôi heo với mục đích lấy phân bón ruộng là chính, nên chuồng heo đồng nghĩa là một hố phân, ngày qua ngày cứ chất chồng lên cả mét!

Thật ra giống heo rất thích ở sạch, thích nằm những nơi khô ráo và cao ráo, và tuy ở trong ngăn chuồng chật hẹp nhưng nhiều con cũng có tính nết tốt biét tiêu tiểu có nơi. Hơn nữa, nếu chuồng heo được là đúng kỹ thuật thì việc giữ gìn vệ sinh không khó, như quay hướng ánh nắng mặt trời giúp chuồng được ấm áp, khô ráo; như chuồng làm cách xa nhà ở, xa khu vực đông dân, xa nguồn nước sinh hoạt, lại là một khô đất khô ráo không ngập úng; như tạo được hệ thống mương rãnh thoát nước dội rữa chuồng và nước tắm heo hữu hiệu: cuối cùng là khu vực nuôi heo có sẵn nguồn nước dồi dào để làm vệ sinh chuồng trại thì làm sao còn hôi hám, bẩn thỉu

86. Nên tắm heo một ngày mấy lần ?

Nên tắm cho heo mỗi ngày một lần, tắm sao bữa ăn sáng. Mỗi lần tắm heo là kết hợp với việc xịt rửa luôn chuồng heo sạch sẽ. Tất cả heo con (trên 2 tuần tuổi ) heo lứa heo chửa heo đang nuôi con đều cần phải tắm cả. Khi tắm nên dùng bàn chải ni lông chà xát với xà bông lên khắp mình heo, nhất là những nơi lấm bẩn cho sạch sẽ. Có được tắm chải kỹ hằng ngày như vậy heo mới tránh được những bệnh ngoài da như bệnh ghẻ, bệnh xà mâu, và loại trừ được các loại ký sinh trùng ve rận sống bám trên nó. Heo nọc lại càng tắm kỹ hơn nữa, để bớt đi phần nào mùi hôi đặc trưng luôn luôn đeo đẳng trên thân mình nó, khiến không ăi dám lại gần. Khổ nỗi, những con heo nọc, dê đực càng có mùi hôi đặc trưng nồng nặc lại là những con sung sức nhất, có "công trạng" nhất. Với heo thịt trong mùa nóng nực mỗi ngày nên tắm hai lần cho chúng mát mẻ, mau tăng trọng, trừ những heo có vết thương bìu dái (bị thiến) chưa lành (phải chờ sau khi thiến 10 ngày vết mổ mới lành được).

84. Phương pháp gìn giữ vệ sinh chuồng heo ra mới gọi là chu đáo ?

Công việc gìn giữ vệ sinh chuồng trại heo tuy khá nhiều việc phải làm, nhưng biết sắp xếp mọi việc có tính khoa học thì việc tưởng là khó thực hiện lại hóa ra dễ và tốn hao ít công sức nữa .

Nên chia công việc ra từng loại để thấy những công việc cần phải làm ngay trong ngày, và cũng có những công việc cần làm theo tháng, theo quí vài quí một lần:

- Những công việc cần cập nhật hóa: Những việc cần làm trong một ngày thường là những việc "lặt vặt" nhưng nặng công như:

- Tắm heo và xịt rửa chuồng: heo chỉ cần tắm ngày một lần, nhưng xịt rữa chuồng heo ít lắm hai ngày một lần sau bữa ăn sáng và chiều. Trước khi xịt rữa chuồng cần phải thu dọn phân và quét tước hết mọi rơm rạ cũ đã rải cho heo nằm đêm hôm trước. Phân heo được tập trung vào hố phân nằm cách xa chuồng ít lắm vài mươi mét. Hố phân phải có tường hay bờ bao, trên có mái mưa che nắng. Nước tắm heo và nước rửa chuồng theo mươn rãnh thoát hết ra ngoài, không để tù đọng dơ bẩn.

- Mỗi lần xịt rửa chuồng nên tranh thủ cọ rửa sạch sẽ máng ăn, máng uống (nếu có) cách dụng cụ chăn nuôi khác.

- Những việc làm định kỳ theo tháng: Mỗi tháng nên tu bổ và vét sạch khai thông các mương rãnh thoát nước trong khu vực chuồng trại nuôi heo, như vậy nước dơ bẩn từ các dãy chuồng mới thoát hết ra ngoài, và trong mùa mưa bão không ngập úng .

- Tổ chức đặt lẫy, rải bã để diệt chuột, hầu ngăn chặn những tác nhân truyền bệnh đến cho heo, đồng thời hạn chế được việc thất thoát thức ăn của heo do chuột bọ kéo đến phá hại.

- Tu bổ máng ăn, máng uống, nền chuồng, vách ngăn do heo ủi phá làm bong tróc, hư hỏng..

- Những việc làm định kỳ như theo quí: Hàng quí, có thể là 1 hay 2 quí một lần, cần tổng vệ sinh chuồng trại một cách quy mô từ bên trong lẫn bên ngoài khu vực heo:

- Sát trùng chuồng trại :cọ rửa sạch sẽ tất cả các ngăn chuồng, dãy chuồng, từ khu vực nuôi heo con, heo lứa, heo nái, heo thịt… Cọ rửa từ nền chuồng đến các vách ngăn bằng nước xà bông kết hợp thuốc sát trùng để tận diệt mầm bệnh. Sau đó, tạm thời dời heo qua khu vực an toàn để phun xịt thuốc sát trùng, xong khu vực này làm khu vực khác.

Trong việc sát trùng chuồng trại, còn một cách nữa là mỗi năm nên quét vôi một vài lần khắp cả tường vách trong khu vực chuồng trại và rải vôi sống bên ngoài khu vực chăn nuôi.

- Khai quang chung cảnh khu vực chăn nuôi: Để tránh ruồi nhặng, chuột bọ các loại vi trùng, vi khuẩn đến trú ngụ và sinh sôi nảy nở gần khu vực chuồng trại, gây hại cho sức khỏe của heo, hàng quí ta nên khai quang khu vực chuồng trại bằng cách dọn dẹp hết cỏ dại và các cây tạp mọc um tùm, su đó gom chúng lại chất đống để đốt cùng mọi thứ khác.

- Lấp hết ao vũng ẩm thấp thường xuyên có nước tù đọng. Đây là nơi lý tưởng cho việc trú ẩn sinh sôi nảy nở các loại vi trùng đem đến nguồn bệnh cho heo.

-Cũng nhân việc khai hoang này, ta nên phá bỏ hết các hang ổ chuột bọ triệt phá hết những nơi trú ẩn của chúng, cũng như mọi ngọ ngách lui tới chuồng heo của chúng.

Như vậy công việc tuy nhiều, nhưng biết sắp xếp theo thứ tự trước sau thì việc tưởng khó lại thành dễ, tốn ít công sức và cả thời gian.


Có thể bạn quan tâm

nen-nuoi-giong-heo-nao-nhieu-nac Nên Nuôi Giống Heo Nào… chuong-trai-nuoi-heo Chuồng Trại Nuôi Heo